Chỉ số Dow Jones chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường chứng khoán Mỹ. Đây được xem là một trong những chỉ số quan trọng và phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ. Vậy chỉ số Dow Jones là gì? Tầm quan trọng và cách tính như thế nào? Hãy cùng Radanhadat.vn tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây nhé!
Chỉ số Dow Jones là gì?
Chỉ số Dow Jones xuất hiện khá lâu và được sử dụng rộng rãi trên thị trường chứng khoán Mỹ. Trong đó, chỉ số này được chia thành các nhóm khác nhau tùy theo từng lĩnh vực hoạt động.
Định nghĩa
Theo Finhay, chỉ số Dow Jones là chỉ số chứng khoán của thị trường Mỹ được tạo ra với mục đích phản ánh mức giá trung bình của một nhóm các công ty trên thị trường.
Nguồn: Finhay
Chỉ số này được xác định dựa trên giá tại phiên đóng cửa của 30 mã cổ phiếu blue chip được niêm yết trên sàn NASDAQ và New York. 30 công ty blue chip này thường là những công ty lớn, hoạt động lâu năm trên thị trường về các lĩnh vực như: bán lẻ, tài chính, công nghệ, tiêu dùng,… và có thể thay đổi theo thời gian tuy theo tiêu chuẩn đáp ứng của công ty đối với nền kinh tế.
Chỉ số Dow Jones xuất hiện khi nào?
Chỉ số Dow Jones được tạo ra từ ngày 26/05/1896 và được đặt theo tên của Charles Dow và Edward Jones. Ban đầu danh sách chỉ có 12 công ty nhưng đến năm 1928 tăng lên 30 công ty bởi vì có sự chuyển trọng tâm từ chỉ số đo lường hiệu suất của ngành công nghiệp nặng sang đo lường sức khỏe của thị trường tài chính Mỹ.
Theo thời gian, chỉ số này đã trải qua nhiều sự biến động tăng trưởng và suy thoái. Một số sự kiện ảnh hưởng đến chỉ số này có thể kể đến như: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929, thập kỷ tăng trưởng của thập kỷ 1950, sự suy thoái toàn cầu năm 2008 và tăng trưởng mạnh mẽ sau đợt suy thoái đó.
Thành viên mới nhất được bổ sung vào ngày 19/03/2015 sau đợt chia cổ phiếu của Visa đó là Apple và hiện đang đứng thứ 5 trong chỉ số. Goldman Sachs hiện đang là công ty ở vị trí số 1 với giá trị cổ phiếu đắt nhất.
Phân loại
Dow Jones hiện được chia thành 04 nhóm chính:
Chỉ số Dow Jones công nghiệp (Dow Jones Industrial Average – DJIA)
- Được xem là chỉ số giá chứng khoán của ngành công nghiệp Mỹ, được sử dụng phổ biến và làm thước đo cho thị trường chứng khoán của Mỹ.
- Chỉ số này được tính toán dựa trên 30 cổ phiếu hàng đầu của công ngành công nghiệp Hoa Kỳ.
Chỉ số Dow Jones vận tải (Dow Jones Transportation Average – DJTA)
- Đây là nhóm chỉ số chứng khoán được ra đời đầu tiên và đại diện cho giá chứng khoán ngành vận tải của Mỹ.
- DJTA được tính từ danh sách gồm 20 mã cổ phiếu thuộc các lĩnh vực đường sắt, đường thủy và hàng không, được niêm yết trên sàn giao dịch New York.
- Chỉ số DJTA đã được sát nhập vào chỉ số Dow Jones hỗn hợp.
Chỉ số Dow Jones dịch vụ công (Dow Jones Utility Average – DJUA)
- Đây là chỉ số giá chứng khoán của các ngành dịch vụ công cộng.
- DJUA được công bố trên tờ The Wall Street Journal vào 01/1929.
- DJUA được tính toán dựa trên danh sách 15 công ty lớn mạnh thuộc lĩnh vực khí đốt và điện.
Chỉ số Dow Jones hỗn hợp bình quân
- Đây là chỉ số tổng hợp dựa trên 65 mã cổ phiếu được tổng hợp từ 3 chỉ số DJIA, DJTA và DJUA.
- Chỉ số Dow Jones hỗn hợp được sử dụng phổ biến và làm thước đo chính cho thị trường chứng khoán Mỹ.
Chỉ số Dow Jones được tính như thế nào?
Để tính chỉ số Dow Jones, người ta áp dụng phương pháp bình quân số đơn giản theo công thức sau:
DJIA = ∑Pi /n
Trong đó:
- Pi là giá của mỗi cổ phiếu trong danh sách
- n là số lượng cổ phiếu có trong danh sách
Tuy nhiên, giá trị của chỉ số có thể thay đổi do biến động về giá của của bất kỳ công ty nào nằm trong danh sách của Dow Jones. Nguyên nhân chính có thể liên quan đến nghiệp vụ vốn của doanh nghiệp như: tách vốn, phát hành cổ phiếu mới, bán chứng quyền,… Do đó, để phản ánh đúng biến động của thị trường, người ta đã sử dụng hằng số Divisor theo công thức như sau:
DJIA = ∑Pi /D
Trong đó:
- Pi là giá của mỗi cổ phiếu trong danh sách
- D là số có giá trị thay đổi liên tục khi có bất kỳ biến động nào liên quan đến nghiệp vụ vốn của các doanh nghiệp trong danh sách
Chỉ số Dow Jones Future là gì?
Dow Jones Future hay còn được gọi là Dow Future, là Hợp đồng tương lai, phái sinh từ chỉ số Dow Jones. Đây là hợp đồng tương lai mua bán cổ phiếu được thỏa thuận giữa 2 bên với một mức giá được xác định trong một thời điểm nhất định ở tương lai.
Hợp đồng tương lai hoạt động như những hợp đồng mua bán bình thường khác. Thỏa thuận được giao dịch trên sàn giao dịch điện tử Globex – Chicago Mercantile Exchange. Trong đó, nhà đầu tư sẽ đóng vai trò mua hoặc bán dựa trên dự báo về biến động giá cổ phiếu. Và họ sẽ thu lợi nhuận từ chênh lệch giá.
Bên cạnh đó, một trong những điểm thu hút của chỉ số Dow Jones Future đó là đòn bẩy – Leverage. Điều này được hiểu là nhà đầu tư có thể lựa chọn đòn bẩy gấp n lần so với chênh lệch giá thực tế của cổ phiếu. Từ đó, tăng khả năng nâng cao lợi nhuận vượt trội nhưng cũng đi kèm với rủi ro thua lỗ lớn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Dow Jones và Dow Jones Future
Chỉ số Dow Jones được coi là thước đo chuẩn của thị trường tài chính Mỹ và phản ứng mạnh mẽ với các biến động của nền kinh tế. Các yếu tố mang tính dài hạn sẽ mang đến những ảnh hưởng lớn hơn và trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng phổ biến được Radanhadat.vn tổng hợp:
- Chính sách tiền tệ của FED – Cục Dự trữ Liên bang: Điều này có nghĩa là khi chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tác động tích cực đến chỉ số này và ngược lại.
- Tình hình chính trị: Chính trị ổn định tạo nền tảng tốt để Dow Jones phát triển.
- Tình hình kinh tế: Nền kinh tế Mỹ có nhiều dấu hiệu tích cực sẽ là tác động mạnh và tạo nên sự tăng trưởng cho Dow Jones Future.
- Giá của USD: Giá đồng đô la Mỹ luôn có ảnh hưởng đến chỉ số này. Trước đây người ta tin rằng khi giá USD tăng thì chỉ số sẽ tăng. Tuy nhiên, giờ đây giá USD rẻ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến Dow Jones.
- Báo cáo hoạt động tài chính: Báo cáo tài chính, kinh doanh tích cực của các công ty trong danh sách này ảnh hướng lớn cho sự tăng giá của Dow Jones và ngược lại.
Danh sách 30 cổ phiếu nằm trong Dow Jones
Dưới đây là danh sách 30 công ty có cổ phiếu niêm yết thuộc Dow Jones:
Công ty | Mã cổ phiếu | Năm thêm vào |
3M | MMM | 1976 |
American Express | AXP | 1982 |
Amgen | AMGN | 2020 |
Apple Inc. | AAPL | 2015 |
Boeing | BA | 1987 |
Caterpillar | CAT | 1991 |
Chevron | CVX | 2008 |
Cisco Systems | CSCO | 2009 |
The Coca-Cola Company | KO | 1987 |
Dow Inc. | DOW | 2019 |
Goldman Sachs | GS | 2013 |
The Home Depot | HD | 1999 |
Honeywell | HON | 2020 |
IBM | IBM | 1979 |
Intel | INTC | 1999 |
Johnson & Johnson | JNJ | 1997 |
JPMorgan Chase | JPM | 1991 |
McDonald’s | MCD | 1985 |
Merck & Co. | MRK | 1979 |
Microsoft | MSFT | 1999 |
NIKE | NKE | 2013 |
Proctor & Gamble | PG | 1932 |
Salesforce | CRM | 2020 |
The Travelers Companies | TRV | 2009 |
UnitedHealth Group | UNH | 2012 |
Verizon | VZ | 2004 |
Visa | V | 2013 |
Walmart | WMT | 1997 |
Walgreens Boots Alliance | WBA | 2018 |
The Walt Disney Company | DIS | 1991 |
Dow Jones được xem là chỉ số quan trọng trong thị trường tài chính, nó phản ánh tình hình tổng quát của nền kinh tế thế giới. Hy vọng qua thông tin tổng hợp trên, các bạn đã có đủ kiến thức cơ bản để hiểu được chỉ số Dow Jones là gì, cách thức vận hành và phản ứng với thị trường. Đừng quên ghé thăm Radanhadat.vn thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất về đầu tư nhé!
>> Xem thêm: 5 cách chứng minh thu nhập tăng khả năng được duyệt vay ngân hàng