Là một trong những ngân hàng lọt top tại Việt Nam và không ngừng tăng trưởng quy mô. Giá trị cổ phiếu Techcombank (TCB) cũng luôn nằm trong danh mục ưa thích của nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Hãy cùng Radanhadat.vn tìm hiểu thêm về mã cổ phiếu TCB này nhé.
Tổng quan thông tin về cổ phiếu TCB
Ngân hàng Techcombank đã trở nên nổi tiếng trong những năm gần đây nhờ áp dụng công nghệ vượt trội vào toàn bộ quy trình hoạt động. Khi nhắc đến TCB, người dùng ngay lập tức nghĩ đến các dịch vụ tự động hiện đại, nhanh chóng và an toàn. Với tầm nhìn “chuyển đổi ngành tài chính và nâng cao chất lượng cuộc sống,” Techcombank ngày càng hoàn thiện và phát triển để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Lịch sử niêm yết của cổ phiếu TCB
Ngân hàng Techcombank (Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam) chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE vào ngày 04/06/2018 với mã cổ phiếu là TCB. Cổ phiếu của Techcombank thuộc nhóm ngành ngân hàng – tài chính bảo hiểm, trung gian tín dụng và các hoạt động liên quan.
- Mã cổ phiếu: TCB
- Mã ngành: 8355
- Thị giá vốn: 172.388,92 tỷ đồng
- Vốn điều lệ: 35.109.15 tỷ đồng
- Giá tham chiếu: 128.000 đồng/cổ phiếu
Lịch sử giá của cổ phiếu Techcombank
Thông tin chung
(Thông tin giao dịch quý 3 năm 2023)
- Giá tham chiếu: 31,950VNĐ
- Khối lượng giao dịch: 3,652,700 cổ phiếu
- Giá đóng cửa: 32,200VNĐ
- Giá đóng cửa cao nhất: 35,750VNĐ (07/09/2023)
- Giá đóng cửa thấp nhất: 31,800VNĐ (05/10/2023)
- Khối lượng giao dịch (trung bình) /ngày: 5,528,873 cổ phiếu
Sau 2 năm niêm yết trên HOSE, cổ phiếu của Techcombank đã đạt được nhiều kết quả đáng ngạc nhiên, với biên lãi ròng (NIM) tăng 5,04%. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn nằm trong top 5 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, ở mức 0,47%.
Cổ phiếu TCB có thể xem là một trong những mã chứng khoán nổi bật trong lĩnh vực ngân hàng. Việc Techcombank niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch đã đóng góp vào việc tăng vốn hóa của công ty. Sau đợt chào mua cổ phiếu công khai (IPO), tổng vốn của ngân hàng đã tăng lên hơn 35 tỷ đồng, mặc dù số vốn được đăng ký ban đầu chỉ là 20 tỷ đồng.
Biến động giá cổ phiếu TCB từ khi niêm yết đến cuối 2023
- Vào ngày 4/6/2018, giá cổ phiếu Techcombank đạt mức 35.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, đến ngày 31/12, đã giảm xuống còn 23.600 đồng/cổ phiếu.
- Cuối quý 2/2019, giá cổ phiếu tiếp tục giảm xuống 20.000 đồng/cổ phiếu và đạt đáy mới vào tháng 3/2020 ở mức 14.000 đồng/cổ phiếu.
- Từ tháng 4/2020 đến nay, giá cổ phiếu TCB liên tục tăng nhanh. Vào cuối tháng 10/2020, giá đã đạt mức 25.000 đồng/cổ phiếu, và đỉnh mới được ghi nhận vào ngày 4/1/2021 với giá 36.670 đồng/cổ phiếu.
- Cổ phiếu Techcombank tiếp tục duy trì sự tăng trưởng khi đầu tháng 4, giá đã tăng lên 41.000 đồng/cổ phiếu, cuối tháng 5 đạt 51.000 đồng/cổ phiếu và đầu tháng 8 gần đạt mức 60.000 đồng/cổ phiếu.
- Tuy năm 2021 – 2022 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế và thị trường chứng khoán, cổ phiếu TCB cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giá đã giảm sâu xuống mức 20.700 đồng/cổ phiếu vào ngày 15/11/2022 và hiện tại đang ở mức 32.200 đồng/cổ phiếu vào ngày cuối 2023.
Kết quả hoạt động kinh doanh tốt của TCB là tín hiệu tích cực
Trên thực tế, Techcombank đã đạt thành công khi giá cổ phiếu tiếp tục tăng mặc dù thị trường đang khá ảm đạm. Đồng thời, Chính phủ liên tục ban hành các chính sách hỗ trợ cho các tổ chức trong bối cảnh đất nước gặp khó khăn, tạo động lực để TCB hoạt động hiệu quả hơn:
- Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã thông báo về kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2023 như sau: Lợi nhuận trước thuế đạt 11,3 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 18,6 nghìn tỷ đồng.
- Tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng cao về tín dụng và huy động vốn, với tăng trưởng lần lượt là 8,5% và 6,6% so với đầu năm. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong ngành với mức 15,1%, trong khi tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp nhất trong toàn ngành ngân hàng là 1,07%.
- Chỉ số CASA – tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn – tăng trở lại, đạt gần 35% vào cuối quý 2/2023, cho thấy sự hồi phục sau 4 quý âm. Tổng số tiền gửi của khách hàng đạt 381,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số dư CASA đạt 133,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với quý trước, cho thấy sự phục hồi tích cực. Số tiền gửi có kỳ hạn đạt 248,6 nghìn tỷ đồng, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đánh giá cổ phiếu TCB
Với mục tiêu đạt mức vốn hóa trên 20 tỷ USD và tăng trưởng 25% mỗi năm vào năm 2025, Techcombank đang nhắm đến việc trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Đông Nam Á. Mục tiêu này phản ánh khả năng tự động hóa của ngân hàng với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.
Techcombank luôn dành sự chú ý đặc biệt cho việc dự phòng cao và quản lý rủi ro hiệu quả, giúp TCB vẫn giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Khi nền kinh tế phục hồi, lợi nhuận của ngân hàng dự kiến sẽ cải thiện.
Trải qua năm 2023 – 2024 với nhiều thách thức, nhưng với những dấu hiệu tích cực từ môi trường kinh doanh và tình hình thị trường hiện tại, giá cổ phiếu của TechcomBank dự kiến sẽ tăng trưởng trong tương lai gần. Điều này là lý do khiến nhiều nhà đầu tư tiếp tục quan tâm và đầu tư vào cổ phiếu mã TCB, hy vọng vào tiềm năng tăng giá trị trong dài hạn.
Một số chỉ số cơ bản của TCB bao gồm:
- P/E: 6.25 – thấp hơn trung bình ngành (9.12)
- P/B: 0.89 – thấp hơn trung bình ngành (1.59)
- EPS cơ bản: 4.95
Có nên đầu tư vào cổ phiếu TCB?
Trên thị trường chứng khoán, đa số các cổ phiếu trong ngành ngân hàng được xem là có mức độ rủi ro thấp hơn so với các ngành khác, nên được đánh giá là “an toàn”. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào quan điểm cá nhân về mức độ rủi ro, bạn có thể tự quyết định liệu nên đầu tư vào cổ phiếu TCB hay không.
Trước khi đầu tư hãy chú ý:
- Kiểm tra báo cáo tài chính của ngân hàng, bao gồm doanh thu, lợi nhuận và chi phí. Xem xét các điều kiện kinh tế và tài chính tổng thể tại Việt Nam, cũng như các yếu tố chính trị hoặc quy định có thể ảnh hưởng đến ngân hàng.
- Đánh giá vị thế thị trường của Techcombank so với các ngân hàng khác tại bằng các yếu tố như thị phần, cơ sở khách hàng và các dịch vụ khác.
- Đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng, bao gồm các yếu tố như chất lượng khoản vay, mức độ an toàn vốn và rủi ro thị trường.
- Cân nhắc việc thêm cổ phiếu TCB vào danh mục đầu tư để đa dạng hóa và giảm rủi ro.
>> Xem thêm bài viết: