Sau “đại dịch thế kỷ”, đã có những thay đổi tích cực trong ý thức bảo vệ và nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của con người. Dự án bất động sản chữa lành Thành phố Cà phê của Trung Nguyên đã gây sức nóng trên thị trường bất động sản Đắk Lắk.

    Bất động sản chữa lành là gì?

    Trung Nguyên đã đề cập đến một số tiêu chí quan trọng của kiến trúc chữa lành, bao gồm:

    1. Tập trung vào thiết kế không gian kiến trúc để thúc đẩy quá trình phục hồi và bảo vệ sức khỏe, gồm việc loại bỏ căng thẳng từ môi trường như tiếng ồn và chất lượng không khí kém.
    2. Tạo điều kiện cho sự thăng hoa và sáng tạo, góp phần vào sự phát triển khỏe mạnh và giàu có về thân, tâm và trí của con người.

    Phong cách Healing Architecture đòi hỏi không gian phải được kết nối và hòa hợp với thiên nhiên thông qua việc sử dụng chất liệu xây dựng, nhằm kết nối cảm xúc của mỗi cá nhân và cộng đồng khi sống, làm việc và hoạt động trong không gian đó.

    Trường phái kiến trúc chữa lành khá phổ biến ở các quốc gia hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản,… Tại Việt Nam, mặc dù khái niệm “bất động sản chữa lành” chưa được định nghĩa một cách rõ ràng. Nhưng trong thời gian gần đây, có thể thấy rằng hầu hết các khu đô thị cao cấp được phát triển bởi các đơn vị chủ đầu tư uy tín như Vingroup, Sun Group, Ecopark… đều tập trung vào việc cung cấp những tiện ích trị liệu như vườn Zen (Zen Garden), onsen, hồ bơi điện phân… nhằm tạo ấn tượng tốt với khách hàng và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

    Dự án Thành phố Cà phê “chữa lành” như thế nào?

    Dự án Thành phố Cà phê tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có quy mô hơn 45 ha. Giai đoạn 1 bao gồm 405 căn nhà liên kế Tesla và nhà phố thương mại Cantata. Dự án này đã được giới thiệu trên trang chính thức với hashtag #sống-tỉnh-thức.

    Xây dựng một khu đô thị mẫu mực, tạo cộng đồng tỉnh thức của Thành phố Cà phê là một ý tưởng đã được Trung Nguyên Legend đề xuất từ 15 năm trước. Đây là một phần trong đề án xây dựng Buôn Ma Thuột thành “Thiên đường của cà phê thế giới” của ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Trung Nguyên Legend. Ông đã trình bày ý tưởng này tại hội nghị phát triển cà phê bền vững tổ chức tại Đắk Lắk vào năm 2007, với mục tiêu biến Buôn Ma Thuột thành điểm đến cho hơn 2,5 tỉ người yêu và đam mê cà phê. 

    Nhằm tạo liên kết giữa con người và điểm riêng biệt của địa phương, dự án Thành phố Cà phê được xây dựng theo quy hoạch tôn trọng vị trí địa lý và địa hình tự nhiên, như độ dốc và thảm thực vật.

    Trung Nguyên cũng đã nghiên cứu và sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, có sẵn tại địa phương, để tạo nên một hệ sinh thái đồng bộ.  Bằng việc áp dụng nguồn năng lượng sạch liên kết với tự nhiên như ánh sáng, không khí, đối lưu gió trong quy hoạch đô thị, Đặng Lê Nguyên Vũ đã xây dựng được một thành phố mẫu mực, đại diện cho kiến trúc chữa lành.

    Tại Thành phố Cà phê, Zen Garden được coi là cánh cửa bước vào kiến trúc chữa lành, nơi cư dân có thể trải nghiệm liệu pháp chữa lành Thân – Tâm – Trí thông qua nghệ thuật làm vườn. Từ giai đoạn thiết kế không gian, các kiến trúc sư đã lựa chọn cây cỏ mang dược tính chữa lành để trồng trong khuôn viên.

    Trung Nguyên cho biết, với diện tích hơn 9000 m2, tất cả cây được lựa chọn để trồng trong vườn Zen đều là những loại cây bản địa mang dược tính chữa lành, phổ biến trong đời sống như kim ngân, hương thảo, mã đề, cỏ lan chi… có tác dụng thanh lọc không khí và chống ô nhiễm. Ngoài ra, cây trúc, đa, đề, tre… cũng được sử dụng để biểu trưng cho khát vọng và các đức tính của dân tộc như sự chính trực và kiên cường.

    Trước đây, việc “rời bỏ thành phố” thường chỉ xảy ra với thế hệ người cao tuổi đã về hưu. Tuy nhiên hiện nay, xu hướng “work from home” đang lên ngôi, và nhiều người trẻ cũng không ngoại lệ. Đặc biệt sau đại dịch COVID, thế hệ Gen Z càng quan tâm đến việc chữa lành cả thân – tâm – trí. Đây là lý do tại sao khi thông tin về dự án Thành phố Cà phê được công bố, nó đã thu hút sự quan tâm từ cộng đồng và nhà đầu tư. Mức giá khởi điểm ban đầu là 7 tỷ đồng đã tăng lên 10 tỷ đồng sau lễ cất nóc.

    >> Xem thêm bài viết 30 năm chu kỳ bất động sản Việt Nam, dự đoán nào cho 2024?

    Chia sẻ.
    error: Nội dung này đã được bảo vệ!!