Là một nhà đầu tư trong thị trường tài chính, bên cạnh các chỉ số tín hiệu kỹ thuật, báo cáo tài chính cũng là một công cụ quan trọng cần phải biết. Với bài viết này, Radanhadat.vn sẽ đưa cho bạn 6 bước đọc báo cáo tài chính một cách dễ hiểu và hiệu quả nhất.

    Báo cáo tài chính (BCTC) là gì?

    Báo cáo tài chính là tài liệu cung cấp thông tin về các hoạt động tài chính của một doanh nghiệp. Bao gồm thông tin về tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền. BCTC thường được công bố vào cuối mỗi quý và cuối năm. 

    Một bộ tài liệu báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm: 

    1. Báo cáo của Ban giám đốc
    2. Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập: cho thấy tính trung thực của báo cáo tài chính
    3. Bảng cân đối kế toán: cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp (tài sản, vốn, nợ,…)
    4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: cho thấy doanh thu, chi phí hoạt động của doanh nghiệp
    5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: cho thấy dòng tiền của doanh nghiệp thực chất nhận được và đã chi tiêu như thế nào
    6. Thuyết minh báo cáo tài chính: cho thấy ngành kinh doanh, thời gian và hình thức hoạt động, chính sách kế toán

    Tầm quan trọng của báo cáo tài chính

    • Đối với chủ doanh nghiệp: bằng việc xem xét BCTC, chủ doanh nghiệp có thể hiểu rõ tình hình tài chính của công ty. Nhận biết các điểm mạnh và yếu để thực hiện điều chỉnh và tối ưu hóa quản lý tài chính.
    • Đối với ngân hàng: sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, hiểu cấu trúc vốn, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận để đưa ra quyết định về việc cho vay.
    • Đối với nhà đầu tư: dựa vào BCTC để xác định tỷ suất sinh lời, mức độ rủi ro và đưa ra quyết định về việc đầu tư.
    • Đối với các cơ quan quản lý: việc đọc báo cáo tài chính giúp theo dõi tiến triển của doanh nghiệp. Phát hiện nguy cơ tiềm ẩn, ngăn chặn sai phạm và đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp.

    6 bước đọc báo cáo tài chính hiệu quả

    Bước 1: Xác định thời gian của bản báo cáo tài chính 

    Trước hết, hãy xác định phạm vi thời gian của bản báo cáo này để đảm bảo BCTC bạn đang xem có thời gian phù hợp với hoàn cảnh thị trường.

    Bước 2: Xem xét ý kiến của ban kiểm toán viên

    Đây là phần quan trọng nhất cần chú ý khi xem xét BCTC. Điều này là vì các con số trong báo cáo sẽ không có ý nghĩa nếu kiểm toán viên không thể đánh giá được tính trung thực của chúng.

    Kiểm toán viên thường có 4 mức đánh giá để xác định sự chính xác và trung thực của báo cáo tài chính: 

    • Chấp nhận toàn phần
    • Ngoại trừ một phần
    • Không chấp nhận
    • Từ chối

    Là nhà đầu tư mới, bạn chỉ nên đọc BCTC được  đánh giá “chấp nhận toàn phần” hoặc có thể xem xét kỹ hơn với đánh giá “ngoại trừ một phần”. Nếu ý kiến của ban kiểm toán viên là ‘từ chối”, bạn có thể bỏ qua việc đầu tư vào doanh nghiệp này.

    Bước 3: Đọc hiểu Bảng cân đối kế toán

    Bảng cân đối kế toán là bảng số liệu quan trọng nhất khi tiến hành xem xét một doanh nghiệp. Bảng này tóm tắt các tài sản và nợ mà công ty phải quản lý. Bạn có thể đọc bảng này với các bước sau:

    • Liệt kê các mục có trong 2 mục lớn là Tài sản và Nguồn vốn
    • Tính toán tỷ trọng của các mục này, cùng với sự thay đổi của chúng tại thời điểm ghi nhận báo cáo
    • Chú ý vào các khoản chiếm tỷ trọng lớn hoặc có biến động đáng kể về giá trị vào thời điểm báo cáo.

    Bước 4: Đọc hiểu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

    • Xem dòng đầu tiên, “doanh số” hoặc “tổng doanh thu.” Đây là số tiền thu được từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, trước khi trừ đi mọi chi phí. 
    • Xem xét các khoản chi phí hoạt động, bao gồm các chi phí kinh doanh như tiền lương và chi phí quảng cáo. 
    • Chú ý đến dòng khấu hao, thể hiện chi phí sử dụng tài sản trong khoảng thời gian công ty có thể sử dụng chúng. 
    • Kiểm tra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Đây là số tiền mà công ty đã kiếm được sau khi trừ đi chi phí hoạt động (ROS, ROI,…)
    • Xem số tiền lãi và chi trả lãi đã kiếm được. Các khoản này sẽ được cộng thêm vào (nếu là thu nhập lãi) và trừ đi (nếu là lãi phải trả) khỏi tổng lợi nhuận kinh doanh của công ty. 
    • Kiểm tra số thuế thu nhập đã được khấu trừ. Dòng cuối cùng của báo cáo này sẽ cho biết: lãi hoặc lỗ ròng sau tất cả các khoản thu và chi của doanh nghiệp.

    Bước 5: Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    Báo cáo này cho chúng ta cái nhìn về khả năng kiếm và chi tiêu tiền của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Đây bước quan trọng để đề phòng các tình huống rủi ro, trong trường hợp khi có các báo cáo với lợi nhuận đáng mơ ước, nhưng chưa rõ tính xác thực.

    Lưu ý: các số tiền ra được biểu thị dưới dạng số âm và kèm theo các từ “tiền chi để…” và “… đã trả”. Trong khi đó, dòng tiền vào được biểu thị dưới dạng số dương và kèm theo các từ “tiền thu từ…” và “… nhận được”.

    1. Dòng tiền kinh doanh
    • Xu hướng tốt: liên tiếp nhiều kỳ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh luôn là con số dương, tức là vẫn có tiền đổ vào. 
    • Xu hướng xấu: dòng tiền này liên tiếp mang dấu âm. Doanh nghiệp có thể đang đi vay để bù đắp vào khoản thiếu hụt.
    1. Cổ tức, lợi nhuận đã trả
    • Ngoại trừ các doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, khi kinh doanh có lãi, các doanh nghiệp cần có chính sách chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông. 
    • Nếu doanh nghiệp có chi trả cổ tức bằng tiền một cách ổn định. Thì đây là doanh nghiệp có dòng tiền lành mạnh và lợi nhuận mà doanh nghiệp công bố là có thật.

    Bước 6: Đọc hiểu Thuyết minh báo cáo tài chính

    Bảng thuyết minh BCTC nên được đọc cùng lúc với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kinh doanh để hiểu bối cảnh biến động của các con số. Từ đó đánh giá xem các chỉ số có hợp lý với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Bạn cần phải có kiến thức về ngành nghề và cách thức hoạt động của các doanh nghiệp cùng ngành này.

    Lưu ý khi đọc báo cáo tài chính

    1. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng: cho thấy công ty đang sử dụng nợ nhiều hơn so với tài sản. Nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu vượt quá 100%, đây là điều đặc biệt đáng lo ngại.
    2. Chi phí bất thường trong khoản “Chi phí khác”: trên Bảng cân đối kế toán, nếu khoản “Chi phí khác” có giá trị lớn và bất thường, cần xem xét lí do có khoản chi này và liệu rằng điều này có thể tái diễn ra hay không.
    3. Lưu chuyển tiền không ổn định: sự không ổn định trong lưu chuyển tiền có thể là dấu hiệu của việc không ghi nhận đúng thực tế về hoạt động kinh doanh.
    4. Nợ vay luôn cao hơn tài sản bảo đảm: nếu công ty có nợ cao mà không có đủ tài sản để bảo đảm, đây có thể là dấu hiệu của việc sử dụng đòn bẩy quá mức.
    5. Giảm biên lợi nhuận gộp: sự giảm tỷ suất của biên lợi nhuận gộp là một điểm cần lưu ý. Biên lợi nhuận gộp thể hiện chi phí sản xuất trực tiếp cho hàng hóa hoặc dịch vụ, và biên lợi nhuận này cần đủ để đối phó với các chi phí hoạt động khác.

    >> Xem thêm bài viết Trader là gì? Mọi điều cần biết để trở thành Trader chuyên nghiệp

    Chia sẻ.
    error: Nội dung này đã được bảo vệ!!