Nếu bạn đang thắc mắc chứng chỉ tiền gửi là gì? Bài viết này Radanhadat.vn sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin cần biết về loại hình đầu tư này, từ khái niệm, tính năng đến lợi ích.
Chứng chỉ tiền gửi là gì?
“Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một sản phẩm được phát hành bởi các ngân hàng dưới dạng giấy tờ có giá nhằm huy động vốn từ các cá nhân hoặc tổ chức. Chứng chỉ tiền gửi có hình thức như một sổ tiết kiệm chứng minh chủ sở hữu đang có một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng đăng ký.”
Chứng chỉ tiền gửi đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1961 tại Mỹ và đã được sử dụng phổ biến tại Anh. Vào thời điểm đó, chứng chỉ tiền gửi được coi là một hình thức trái phiếu và có thể được chuyển nhượng hoặc tặng cho người khác.
Đối với nhà đầu tư, chứng chỉ tiền gửi có mức lãi suất cao hơn tài khoản tiết kiệm thông thường. Thường được đầu tư cho mục đích tiết kiệm dài hạn do có tính thanh khoản thấp.
Đối với các đơn vị phát hành, chứng chỉ tiền gửi hướng tới mục tiêu tuân thủ Basel II (gia tăng nguồn vốn, đảm bảo tỷ lệ an toàn tron cơ cấu huy động vốn)
Nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi
Theo quy định của Pháp luật, một chứng chỉ tiền gửi hợp lệ sẽ bao gồm các thông tin sau:
- Tên của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành
- Tên gọi cụ thể của chứng chỉ tiền gửi
- Mệnh giá, ngày hết hạn, ngày cấp và ngày thanh toán của chứng chỉ
- Lãi suất, phương thức, thời điểm trả lãi, địa chỉ trả gốc và trả lãi
- Họ tên, số giấy phép thành lập/mã số doanh nghiệp và địa chỉ của tổ chức.
- CMND/ thẻ CCCD hoặc hộ chiếu, địa chỉ của người mua
- Số seri, ký hiệu phát hành chứng chỉ
- Các nội dung khác của kỳ phiếu, chứng chỉ khác.
Các loại chứng chỉ tiền gửi
- Chứng chỉ ghi danh: Là chứng chỉ mà thông tin của người sở hữu được đăng ký tên trong hồ sơ của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cung cấp. Đây là tài sản riêng của người sở hữu và không thể chuyển nhượng cho bất kỳ ai khác. Trừ khi được phép bởi chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
- Chứng chỉ vô danh: Là một loại chứng chỉ không có thông tin về người sở hữu được đăng ký tên trong hồ sơ của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cung cấp. Quyền sở hữu chứng chỉ tiền gửi thuộc về người nắm giữ.
- Chứng chỉ ghi sổ: Loại chứng chỉ không thể chuyển nhượng, do đó không có tính thanh khoản. Có giá trị theo mệnh giá và lãi suất được trả vào ngày đáo hạn.
Quy định của Pháp luật về chứng chỉ tiền gửi
Nguyên tắc phát hành
Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN có quy định về nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây sẽ gọi chung là tổ chức phát hành) cần chủ động tổ chức các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi theo quy định. Đồng thời tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn đã được quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và tuân theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước
- Tổ chức phát hành được phát hành chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp nằm trong mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó
- Chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu chứng chỉ tiền gửi phải có đầy đủ các nội dung theo quy định (mục 2 của bài viết)
Đối tượng phát hành
Theo Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định giấy tờ có giá được phát hành bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng đó, bao gồm:
- Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng hợp tác xã
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Công ty tài chính hoặc công ty có dịch vụ cho thuê tài chính
Điều kiện để mua chứng chỉ tiền gửi
- Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài nhưng đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
- Có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên
- Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nhân thân
- Có hoạt động giao dịch tại ngân hàng nơi nhà đầu tư mua chứng chỉ tiền gửi
Ngoài các điều kiện trên, đơn vị phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể đặt ra các yêu cầu khác tùy vào mục đích phát hành.
(Nguồn luatvietnam)
Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi là gì?
Ưu điểm
- Có mức độ an toàn cao: tiền gửi được bảo đảm bởi tổ chức tài chính lớn. Người gửi không cần lo lắng về việc mất tiền nếu ngân hàng phá sản hoặc gặp rủi ro khác.
- Lãi suất cao: so với các tài khoản tiết kiệm thông thường, lãi suất của hình thức này thường cao hơn do người gửi cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian cụ thể. Các tổ chức tài chính có thể sử dụng tiền gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu tư vào các cơ hội sinh lời khác.
- Có tính linh hoạt: cho phép chọn thời hạn và số tiền gửi theo nhu cầu của họ. Ngoài ra, cũng có thể được sử dụng như tài sản đảm bảo khi đăng ký vay vốn tại ngân hàng.
- Đầu tư đơn giản và tiện lợi: không cần phải thực hiện các thủ tục phức tạp như đầu tư vào chứng khoán hoặc các sản phẩm tài chính khác. Bạn chỉ cần gửi tiền và nhận lãi suất vào cuối kỳ hạn.
Nhược điểm
- Không có tính thanh khoản cao: người gửi phải cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp muốn rút tiền trước hạn, sẽ phải chịu một khoản tiền phạt hoặc không nhận được lợi suất như dự kiến.
- Lãi suất thấp: chứng chỉ tiền gửi có lãi suất thấp hơn so với một số sản phẩm tài chính khác (chứng khoán, quỹ đầu tư,…). Những nhà đầu tư muốn thu lợi nhuận cao hơn có thể xem xét các kênh tài chính khác.
- Nguy cơ mất giá do lạm phát: nếu lạm phát tăng, lãi suất của phương thức này có thể không đủ để bù đắp cho giá trị tiền giảm sút.
>> Xem thêm các bài viết: