Thị trường bất động sản đang dần ‘ấm’ lên với sự trở lại của các dự án cũ được tái khởi động, dự án mới được mở bán và hàng trăm chính sách có lợi cho người mua ngay trong quý I/2024. Kèm theo đó, lãi suất ngân hàng giảm cũng kéo theo sự gia tăng niềm tin của khách hàng, tính thanh khoản trên thị trường hiện ghi nhận sức hút lớn đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn. Một cuộc giải cứu bất động sản quyết liệt, “có một không hai” trên thị trường Việt Nam đã và vẫn đang diễn ra đến thời điểm hiện tại.

    Tinh thần ‘chính sách khác thường trong tình thế bất thường’

    Cuộc khủng hoảng lớn nổ ra trên thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu vào khoảng đầu quý IV/2022. Đến đầu năm 2023, Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các bộ và các địa phương nước ta đã ban hành gần 20 nghị quyết, nghị định, chỉ thị nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và thị trường bất động sản lúc bấy giờ.

    Đánh giá thực trạng giải cứu thị trường bất động sản

    Nhiều hội nghị, hội thảo với sự tham dự trực tiếp của người đứng đầu Chính phủ cũng đã được tổ chức để lắng nghe các ý kiến, kiến nghị, từ đó đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn hợp lý nhất.

    Theo TS. Dương Như Hùng – Trường Đại học Bách khoa TPHCM, đánh giá: “Chính phủ và các cơ quan, Bộ, ngành đã dốc nhiều tâm huyết nhằm quyết tâm giúp thị trường bất động sản khôi phục trở lại. Rất nhiều chuyên gia đều nhận định chưa bao giờ các động thái từ phía Chính phủ lại quyết liệt, dồn dập và mạnh mẽ đến như vậy. Hàng loạt các cuộc họp cấp Trung ương, địa phương được tổ chức. Rất nhiều cơ chế, chính sách được ban hành. Toàn bộ cơ quan quản lý các cấp, cả hệ thống ngân hàng đều vào cuộc…”

    Bên cạnh đó, TS. Lê Xuân Nghĩa – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia khi chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Xây dựng cũng cho biết, các biện pháp hỗ trợ thị trường BĐS của Tổ công tác của Thủ tướng đã và tiếp tục thực hiện nhanh để tránh đổ vỡ thị trường. 

    “Bất động sản là ngành quan trọng với nền kinh tế, có độ lan tỏa cao và là một ngành luôn tạo ra khủng hoảng kinh tế. Nghiên cứu về khủng hoảng từ những năm 1970 tới nay, chỉ có 2 nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là tỷ giá hối đoái (gần đây ít xảy ra vì cơ chế thả nổi) và thị trường bất động sản. Trong 15 năm trở lại đây, phần lớn khủng hoảng bắt đầu từ thị trường bất động sản” – ông Nghĩa nói.

    Chính sách quyết liệt để phục hồi thị trường BĐS

    Đi cùng với tinh thần nỗ lực giải cứu thị trường bất động sản được thể hiện qua việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 33 là Tổ công tác của Chính phủ được thành lập do Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm tổ trưởng nhằm mục đích làm việc với các địa phương, tập đoàn, DN để tháo gỡ khó khăn cho các dự án đang vướng mắc lâu nay. 

    giải cứu bất động sản
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp triệu tập, chỉ đạo, chủ trì nhiều cuộc họp với Tổ công tác nhằm đề ra chính sách hồi thị trường bất động sản phát triển ổn định

    Ban hành liên tiếp 12 văn bản, tổ chức nhiều cuộc họp:

    Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành liên tiếp 12 văn bản và tổ chức nhiều cuộc cuộc họp

    • Ngày 17/02/2023, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
    • Ngày 14/3/2024, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đã triệu tập 18 doanh nghiệp họp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
    • Chiều ngày 16/3/2024, tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ lãi suất gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

    Ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, giải đáp tháo gỡ khó khăn theo thẩm quyền:

    Bộ Xây dựng đã ban hành 37 văn bản về hướng dẫn và giải đáp công cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các nội dung: Quy hoạch, nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, cấp phép xây dựng, chuyển nhượng dự án… tại các địa phương như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Đồng Nai, Vĩnh Long, Thái Bình, Sơn La, Đà Nẵng, Bình Định,…

    Bên cạnh đó, đôn đốc triển khai và thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp” và Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhằm mục đích phát triển dự án nhà ở xã hội, cải tạo xây dựng lại chung cư,…

    Các Bộ liên quan cũng ra văn bản tháo gỡ khó khăn vướng mắc với số lượng lên đến gần 30 văn bản. Trong khi đó, các Tổ công tác đã làm việc lần lượt với các địa phương, bao gồm: TPHCM, Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Hải Phòng, TP. Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Thuận.

    Tổng hợp các kết quả tháo gỡ về mặt thể chế:

    Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã tổng hợp kết quả tháo gỡ về mặt thể chế cho thấy, Chính phủ đã trình Quốc hội khóa XV xem xét thông qua: 

    • Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23/6/2023 – Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; 
    • Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 ngày 27/11/2023 – Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; 
    • Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 ngày 28/11/2023 – Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; 
    • Luật Đất đai số 31/2024/QH15 ngày 18/01/2024 – Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV; 
    • Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 18/01/2024 – Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

    Tín hiệu tích cực – Nhiều dự án được tái khởi động và mở bán

    Nhờ những chính sách quyết liệt cùng việc triển khai công suất tối đa, tính từ cuối năm 2023 đến nay, thị trường bất động sản đã ghi nhận nhiều dự án cũ được tái khởi động, đi kèm đó là những dự án mới cũng được mở bán. Không khí giao dịch bắt đầu sôi động hơn khi nhiều chủ đầu tư tung nhiều chính sách hấp dẫn như: chiết khấu, khuyến mại, hỗ trợ lãi suất,… 

    Tại TPHCM, dự án New Galaxy của tập đoàn Hưng Thịnh đã tiến tục tiến độ sau hơn một năm ngưng trệ. Ngoài ra, CĐT Hưng Thịnh cũng tái khởi động chiến lược chiết khấu giá bán và kéo dài tiến độ thanh toán cho người mua dự án Lavita Thuận An.

    Trước đó, thị trường bất động sản phía Nam cũng bắt đầu “dậy sóng” trước đợt mở bán dự án căn hộ The Privia của CĐT Khang Điền. Dự án đã được khởi công từ năm 2022, tính đến nay đã hoàn thiện cơ bản các thủ tục pháp lý để mở bán.

    Tại Bình Dương, nhiều dự án cũng được khởi công như: dự án căn hộ Phú Đông SkyOne của Phú Đông Group tại TP. Dĩ An với quy mô hơn 5.600 m2; dự án Astral City tại TP Thuận An có quy mô lên đến 3,73ha. 

    Tại Hà Nội, nhiều dự án được tái khởi động đủ điều kiện để mở bán như: Tổ hợp công trình Pandora Triều Khúc; Dự án Khu nhà ở hỗn hợp 107 Nguyễn Tuân Viha Complex,  Dự án Sunshine Crystal River (Tây Hồ Tây); Sunshine Wonder Tower (Bắc Từ Liêm),…

    Kết luận

    Đây là tín hiệu tích cực đối với thị trường bất động sản Việt Nam sau 2-3 năm gần như tê liệt. Nhiều dự án “án binh bất động” cả năm trời do thiếu hụt nguồn vốn. Nhiều người mua nhà cũng “đứng ngồi không yên” khi trót thanh toán số tiền lớn và dường như bị “kẹt” tại các dự án thiếu vốn, vướng mắc pháp lý.

    >> Cập nhật thêm nhiều thông tin thị trường bất động sản TẠI ĐÂY!

    Chia sẻ.
    error: Nội dung này đã được bảo vệ!!