Nếu bạn đang tìm kiếm một phong cách thiết kế kết hợp giữa vẻ đẹp của cả phương Đông và phương Tây, thì không thể không nhắc đến phong cách Indochine.

    Kiến trúc phong cách Indochine bắt nguồn từ đâu?

    Phong cách Indochine (Indochine style) hay còn được biết đến với tên gọi phong cách thiết kế Đông Dương. Emest Hébrard được xem là người tiên phong cho phong cách này. Indochine style đã được người Pháp đưa vào kiến trúc Việt Nam từ thời kỳ thuộc địa. Nó được coi là một sự giao thoa hài hòa giữa hai nền văn hóa Việt – Pháp.

    Kiến trúc Đông Dương đem lại cái hồn và sự tinh tế cho các công trình. Thể hiện những nét tinh hoa, hoài cổ và bản sắc văn hóa lịch sử. Ngày nay, phong cách Indochine lại trở nên phổ biến trong lĩnh vực kiến trúc và thiết kế nội thất nhà ở, đặc biệt là trong biệt thự, nhà phố thương mại và căn hộ chung cư.

    Đặc điểm kiến trúc phong cách Indochine

    Vật liệu xây dựng

    Phong cách thiết kế Indochine linh hoạt trong việc phối hợp các chất liệu như thép, nhựa PVC và kim loại, để tạo nên không gian mang tính thời đại. Hệ khung bằng bê tông cốt thép mang đến khả năng chịu lực vượt trội. Khung được làm bằng thép tiền chế và sành sứ đa màu.

    Mái nhà thường sử dụng ngói ardoise (ngói đá xám chẻ) và gạch họa tiết caro. Các chi tiết hiện đại như bóng đèn điện, cột thu lôi, và cổng sắt uốn cũng được sử dụng để tạo sự kết hợp hài hòa và mang đậm dấu ấn Á Đông.

    Ngoài ra, cũng có những công trình kiến trúc Đông Dương sử dụng chất liệu tự nhiên như gỗ, tre, và mây làm điểm nhấn. Những chất liệu này không chỉ có độ bền cao mà còn mang tính thẩm mỹ, phù hợp với nhiều không gian thiết kế khác nhau.

    Kỹ thuật và giải pháp kiến trúc

    Để phù hợp với khí hậu Việt Nam, sự thông thoáng và cách nhiệt được đảm bảo bằng cách bố trí với nhiều dãy hành lang và dàn pergola rộng dọc theo công trình. 

    Phần tường gần trần nhà thường được lắp lam gió để tăng cường sự thông thoáng và tận dụng ánh sáng tự nhiên.

    Giếng trời, tiểu cảnh hoặc sân trong được thiết kế tạo điểm nhấn thẩm mỹ. Đa số các công trình phong cách Indochine đều có khuôn viên rộng phía trong. 

    Tập trung vào hình khối lập thể, bố cục tự do, không gò bó vào sự đối xứng chi tiết. Đường nét kiến trúc thường được thiết kế ngang bằng, sổ thẳng và nhấn mạnh vào các góc vuông.

    Hệ mái đặc biệt cùng hệ cửa cao và dày

    Mái bằng và mái ngói là những thiết kế mái được sử dụng phổ biến trong kiến trúc Đông Dương. Mái ngói thường được xây dựng để nhô ra ngoài, giúp che mưa nắng hiệu quả. Các sênô thu nước thường được đặt dọc theo mái để thu gom nước mưa. Một số công trình kiến trúc có phần mái vút cong ở góc hoặc góc mái được chồng diêm theo kiểu truyền thống.

    Mái ngói được ưa chuộng dùng trong kiến trúc Đông Dương

    Kiến trúc phong cách Indochine thường có nhiều cửa sổ, được đặt ở vị trí cao để tăng cường sự thông thoáng. Cửa được bố trí khá nhiều trên tường. Một trong những kiểu cửa phổ biến nhất là cửa lá sách, giúp gió dễ dàng đi vào không gian ngay cả khi đóng kín cửa.

    Sử dụng hệ cửa dày và cao

    Phong cách Indochine trong thiết kế xây dựng 2024

    Màu sắc

    Trong phong cách Đông Dương, thường sử dụng các gam màu trung tính như vàng nhạt, vàng kem, trắng… để tạo điểm nhấn. Cùng với đó, các gam màu ấm như màu vàng cam, màu đỏ, màu tím được sử dụng để thể hiện sự tươi mới, năng động và đầy sức sống của vùng đất nhiệt đới. Sự kết hợp này tạo ra một cảm giác gần gũi, tươi mới và mang đến một nguồn năng lượng dồi dào.

    Các gam màu trung tính rất được ưa chuộng

    Chất liệu

    • Gỗ: bền bỉ, chắc chắn, mềm và linh hoạt. Cho phép khắc hoạ văn, uốn cong và dễ dàng ứng dụng trong thiết kế nội thất.
    Chất liệu gỗ trong phong cách Đông Dương
    • Tre: thường được sử dụng để tạo điểm nhấn cho các ngôi nhà cao cấp mang phong cách Indochine
    Chất liệu tre trong phong cách Đông Dương
    • Gạch: gạch bông và gạch nung là những chất liệu gạch được sử dụng phổ biến trong kiến trúc Đông Dương. Chúng mang lại vẻ đẹp sang trọng và tinh tế cho không gian.
    Chất liệu gạch trong phong cách Đông Dương

    Họa tiết, hoa văn

    Indochine style thường xuất hiện hoa văn và hoạ tiết đặc trưng của nền văn hóa Đông Sơn. Như hình hoa lá, chữ nhật, tĩnh vật và các hình ảnh của các con vật được cho là mang lại sự may mắn như tứ linh (long, lân, quy, phụng), dơi, cá… 

    Những hoa văn và hoạ tiết này thường được sử dụng để trang trí sàn, tường, trần, vật dụng trang trí và các thiết bị nội thất, cũng như vách ngăn.

    Họa tiết kỷ hà
    Họa tiết các con vật

    Đồ nội thất

    Các đồ nội thất và trang trí thường thấy có thể nhắc tới như: phù điêu, tượng (tượng Phật, tứ linh,…), hoa sen, hoa cúc, cây bồ đề, sập gụ, phản gỗ, bình phong,…

    Phong cách Idochine

    Lý do phong cách Indochine được yêu thích

    • Vẻ đẹp tinh tế, quyến rũ và sang trọng: kiến trúc phong cách Đông Dương tại Việt Nam được ví như “Nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”
    • Cảm giác thư thái: nhờ sự kết hợp các loại vật liệu tre, nứa,…, tạo ra một không gian mở và gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ.
    • Phù hợp với nhiều loại không gian: phong cách Indochine có thể dễ dàng áp dụng với các kiến trúc khác nhau như khác nhau như biệt thự, khách sạn, nhà hàng, căn hộ,… Điều này giúp kiến trúc Đông Dương không bị giới hạn trong một không gian cụ thể mà trở thành một xu hướng thiết kế phổ biến.

    Kiến trúc phong cách Indochine tiêu biểu

    Bưu điện Sài Gòn
    Tòa án Hà Nội
    Khách sạn Saigon Continental
    Nhà hát Hà Nội

    >> Xem thêm bài viết Xu hướng nội thất năm 2024 nâng tầm không gian sống

    Chia sẻ.
    error: Nội dung này đã được bảo vệ!!