Quận Bình Tân, một trong các quận nội thành của TP.HCM, là quận có dân số đông nhất trong thành phố với gần 800.000 người, tương đương với dân số của một tỉnh. Dưới đây là những thông tin và bản đồ quy hoạch quận Bình Tân trong giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.

    Giới thiệu Quận Bình Tân

    Bình Tân là một quận có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, không kém phần so với các quận lân cận. Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ, với tốc độ tăng trung bình 2.43% mỗi năm. Đồng thời, công tác phát triển đô thị cũng đang có những thay đổi tích cực.

    Tên đơn vị hành chính Quận Tân Bình
    Mã hành chính 777
    Dân số (cập nhật 2019) 784.000 người
    Mật độ dân số 15.108 người/km²
    Đơn vị hành chính trực thuộc 10 phường
    Biển số xe 59-N1
    50-N1-N2
    Trụ sở UBND 521, Kinh Dương Vương, phường An Lạc
    Website www.binhtan.hochiminhcity.gov.vn
    Bản đồ quận Bình Tân nhìn từ vệ tinh
    Bản đồ quận Bình Tân nhìn từ vệ tinh

    Lịch sử hình thành

    Theo ghi chép trong Gia Định thành thông chí, địa bàn quận Bình Tân ngày nay trước đây tương ứng với các thôn An Lạc, Bình Hưng, Bình Hưng Đông (tổng Long Hưng), Tân Tạo, Bình Trị Đông (tổng Tân Phong) thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An.

    Trước năm 2003, khu vực quận Bình Tân là một phần của huyện Bình Chánh. Trung tâm huyện Bình Chánh vào thời điểm đó là thị trấn An Lạc.

    Vào ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 130/2003/NĐ-CP, nêu rõ rằng:

    • Thành lập quận Bình Tân bằng cách tách toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn An Lạc và 3 xã: Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông và Tân Tạo từ huyện Bình Chánh.
    • Phân chia thị trấn An Lạc thành 2 phường: An Lạc và An Lạc A.
    • Chia xã Bình Hưng Hòa thành 3 phường: Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A và Bình Hưng Hòa B.
    • Chia xã Bình Trị Đông thành 3 phường: Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A và Bình Trị Đông B.
    • Chia xã Tân Tạo thành 2 phường: Tân Tạo và Tân Tạo A.

    Sau khi được thành lập, quận Bình Tân có diện tích tự nhiên là 5.188,67 ha và dân số 254.635 người, bao gồm 10 phường như hiện nay.

    Vị trí địa lý

    Quận Bình Tân là một trong hai quận có diện tích lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là quận có dân số đông nhất trong thành phố. Quận có vị trí địa lý như sau:

    • Phía đông giáp quận Tân Phú và Quận 6.
    • Phía tây giáp huyện Bình Chánh.
    • Phía nam giáp Quận 8 và huyện Bình Chánh.
    • Phía bắc giáp Quận 12 và huyện Hóc Môn.
    Vị trí địa lý Quận Bình Tân

    Địa hình của quận Bình Tân có đặc điểm giảm dần từ phía đông bắc tới phía tây nam. Và được chia thành hai vùng:

    1. Vùng cao có địa hình bào mòn sinh tụ, với độ cao từ 3 – 4 mét và độ dốc từ 0 – 4 mét. Khu vực này tập trung ở phường Bình Trị Đông và phường Bình Hưng Hoà.
    2. Vùng thấp có địa hình tích tụ, bao gồm phường Tân Tạo và phường An Lạc.

    Diện tích, dân số

    Quận có diện tích 52,02 km², dân số là 784.173 người với mật độ dân số đạt 15.074 người/km².

    Văn hóa xã hội

    Hiện nay, trên lãnh thổ của quận Bình Tân, có sự hiện diện của nhiều dân tộc đa dạng. Trong đó dân tộc Kinh là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất với 91,27% trong tổng số dân. Dân tộc Hoa chiếm 8,45%. Trong khi các dân tộc Khmer, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng và người nước ngoài cũng có mặt.

    Về mặt tôn giáo, quận Bình Tân có sự đa dạng với nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo. Trong số đó, Phật giáo chiếm tỷ lệ 27,26% trong tổng số dân theo đạo.

    Bản đồ quy hoạch Quận Bình Tân

    Bản đồ hành chính Quận Bình Tân

    Quận Bình Tân có 10 phường trực thuộc, bao gồm: An Lạc, An Lạc A, Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Tân Tạo và Tân Tạo A.

    Bản đồ hành chính Quận Bình Tân

    Quận Bình Tân đang chứng kiến một quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ khá nhanh, gần như không còn đất nông nghiệp trong hầu hết các phường. Hiện nay, quận đã phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế và xã hội theo hướng đô thị. Trên khu vực của quận Bình Tân, hiện có hai khu công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố quản lý. Đó là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Văn phòng Ban Quản lý đặt tại phường Bình Hưng Hoà).

    Bản đồ quy hoạch Quận Bình Tân

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường An Lạc

    Phường An Lạc có diện tích 4,59 km², dân số năm 2003 là 18.879 người, mật độ dân số đạt 4.113 người/km².

    Bản đồ quy hoạch sử đất phường An Lạc

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường An Lạc A

    Phường An lạc A có diện tích 1,41 km², dân số năm 2003 là 26.939 người, mật độ dân số đạt 19.153 người/km².

    Bản đồ quy hoạch sử đất phường An Lạc A

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường Bình Hưng Hòa

    Phường Bình Hưng Hoà có diện tích 4,70 km², dân số năm 2003 là 22.382 người, mật độ dân số đạt 4.760 người/km².

    Bản đồ quy hoạch sử đất phường Bình Hưng Hòa

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường Bình Hưng Hòa A

    Phường Bình Hưng Hoà A có diện tích 4,24 km², dân số năm 2003 là 46.658 người, mật độ dân số đạt 11.004 người/km².

    Bản đồ quy hoạch sử đất phường Bình Hưng Hòa A

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường Bình Hưng Hòa B

    Phường Bình Hưng Hoà B có diện tích 7,52 km², năm 2003 dân số 21.870 ngươig, mật độ 2.908 người/km2. Đến năm 2019 dân số khoảng 88.000 người, mật độ dân số đạt 11.702 người/km².

    Bản đồ quy hoạch sử đất phường Bình Hưng Hòa B

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường Bình Trị Đông

    Phường Bình Trị Đông có diện tích 3,46 km², dân số năm 2003 là 24.214 người, mật độ dân số đạt 6.994 người/km².

    Bản đồ quy hoạch sử đất phường Bình Trị Đông

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường Bình Trị Đông A

    Phường Bình trị Đông A có diện tích 3,95 km², dân số năm 2003 là 22.907 người, mật độ dân số đạt 5.799 người/km².

    Bản đồ quy hoạch sử đất phường Bình Trị Đông A

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường Bình Trị Đông B

    Phường Bình Trị Đông B có diện tích 4,62 km², dân số năm 2003 là 29.760 người, mật độ dân số đạt 6.436 người/km².

    Bản đồ quy hoạch sử đất phường Bình Trị Đông B

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường Tân Tạo

    Phường Tân Tạo có diện tích 5,66 km², dân số năm 2003 là 25.050 người, mật độ dân số đạt 4.424 người/km².

    Bản đồ quy hoạch sử đất phường Tân Tạo

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường Tân Tạo A

    Phường Tân Tạo A có diện tích 11,72 km², dân số năm 2003 là 15.976 người, mật độ dân số đạt 1.363 người/km².

    Bản đồ quy hoạch sử đất phường Tân Tạo A

    Bản đồ giao thông Quận Bình Tân

    Quận Bình Tân nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây của thành phố. Được bao quanh bởi Quốc lộ 1A – tuyến đường chạy qua vùng ngoại ô thành phố. Ngoài ra, quận còn có tuyến đường Hồng Bàng và Hùng Vương, kết nối với các quận nội thành. Bên cạnh đó, Bến xe Miền Tây là bến xe chính phục vụ cho các tuyến đi đến các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long.

    Bản đồ giao thông Quận Bình Tân
    Bản đồ giao thông Quận Bình Tân

    Định hướng quy hoạch Quận Bình Tân

    Định hướng quy hoạch đất đai

    Quỹ đất tại quận Bình Tân là rất lớn. Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt nhiều khu dân cư và dự án phát triển đô thị, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Bình Tân và thu hút các nhà đầu tư để triển khai nhiều dự án tại đây. Thành phố đã thực hiện quy hoạch đất tại Bình Tân một cách đồng bộ và cụ thể như sau:

    • Khoảng 133 hecta được quy hoạch cho các công trình công cộng và hệ thống trung tâm.
    • Khu thương mại, dịch vụ và chợ được quy hoạch với quy mô khoảng 0,2-0,5 hecta cho mỗi công trình.
    • Mỗi đơn vị dân cư có khoảng 10 đến 20 nghìn dân sẽ được cung cấp một cơ sở y tế. Quy mô y tế được ước tính khoảng 500m2, tổng diện tích quy hoạch là 1,45 hecta.
    • Quy hoạch cho giáo dục bao gồm khoảng 35,8 hecta cho trường tiểu học và khoảng 27,5 hecta cho nhà trẻ và trường mẫu giáo.
    Định hướng quy hoạch Quận Bình Tân

    Định hướng quy hoạch dân cư

    Khu 1

    Khu 1 – Khu dân cư phía Nam đại lộ Võ Văn Kiệt có diện tích 273 ha. Được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu của cư dân tại khu vực phía Tây thành phố và thu hút nhà đầu tư từ các tỉnh, thành khác. Hiện tại, khu vực này có nhiều dự án nhà ở nổi tiếng: Akari City; Inter Stella; Mỹ Thuận; Carina Plaza,…

    Khu 1

    Khu 2

    Khu 2 – Khu dân cư phía Bắc đại lộ Võ Văn Kiệt có diện tích 273 ha. Được chia thành 6 khu ở với quy mô 54.000 người và các chức năng cấp đô thị như công trình dịch vụ công cộng, công viên cây xanh.

    Khu dân cư phía Bắc đại lộ Võ Văn Kiệt giáp với đại lộ Võ Văn Kiệt phía Đông Nam, đường An Dương Vương phía Bắc và quốc lộ 1, đường Kinh Dương Vương phía Tây Bắc.

    Khu 2

    Khu 3

    Khu 3 – Khu dân cư ngã ba An Lạc thuộc một phần phường An Lạc, phường An Lạc A, phường Tân Tạo, phường Bình Trị Đông. Khu dân cư ngã ba An Lạc có diện tích 292,97 ha. Được chia thành 4 khu với quy mô dân số 55.000 người và các chức năng cấp đô thị như công trình dịch vụ công cộng, công viên cây xanh.

    Tại khu vực này có chung cư cao 30-40 tầng với kiến trúc ô phố 11-55. Khu dân cư ngã ba An Lạc giáp với khu công nghiệp Tân Tạo, khu y tế kỹ thuật cao, KDC phường Bình Trị Đông, khu trạm điện Phú Lâm; phía Tây Nam giáp đường Trần Đại Nghĩa và KDC phường An Lạc; phía Bắc giáp đường Bà Hom, tỉnh lộ 10 và phường Bình Trị Đông.

    Khu 3

    Khu 4

    Khu 4 – Khu dân cư phía Tây quốc lộ 1A có diện tích 437,86 ha. Được quy hoạch theo hướng cải tạo, xây mới và chỉnh trang các khu cũ. Xây dựng công trình công cộng, công viên cây xanh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn của một khu dân cư.

    Khu dân cư này giáp xã Bà Điểm thuộc huyện Hóc Môn phía Bắc, phường Bình Trị Đông A và KDC hiện hữu phía Nam, quốc lộ 1A phía Đông, KDC Vĩnh Lộc, khu công nghiệp Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Lộc B phía Tây.

    Khu 4

    Định hướng quy hoạch giao thông

    Quy hoạch giao thông đường sắt

    Bình Tân có đoạn đường sắt quốc gia chạy song song với quốc lộ 1A và đường cao tốc Chợ Đệm – Tân Tạo. Quận này cũng được kết nối bởi tuyến đường sắt Thống Nhất với huyện Bình Chánh và tuyến Bắc Nam.

    Thành phố sẽ nâng cấp tuyến Thống Nhất và xây mới đoạn Bình Triệu – Hòa Hưng – Tân Kiên. Tuyến đường sắt đô thị 3a dài 19,8km chạy trong hành lang Kinh Dương Vương và quốc lộ 1A, nối Bình Tân với Bình Chánh và các quận khác. Tuyến xe điện số 1 từ Bình Tân tới quận 1 và 6 dài 12,8km.

    Quy hoạch đường bộ

    Kế hoạch mở rộng tuyến quốc lộ 1A đoạn đường Vành đai 2 sẽ được thực hiện. Tuyến đường này sẽ được xây dựng thành 12 làn xe dành riêng cho xe cơ giới và 4 làn xe tổng hợp. Sau khi hoàn tất công trình nâng cấp và mở rộng, lộ giới của tuyến đường sẽ đạt 120m.

    Đường trên cao số 2 hướng tuyến đoạn qua quận Bình Tân đi theo rạch Bàu Trâu đến đường Ấp Chiến Lược – hương lộ 2 kết nối quốc lộ 1A. Hiện quy mô dự án đang được lập, chi tiết các vị trí điểm kết nối giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Tuyến đường Hồ Ngọc Lãm, hay còn được gọi là đường Vành đai 2, cũng sẽ được nâng cấp và mở rộng. Tuyến đường này sẽ được mở rộng thành 8 làn xe cơ giới và 4 làn xe tổng hợp. Sau khi công trình hoàn thành, lộ giới của tuyến đường đạt 60m.

    Ngoài ra, tuyến đường Vành đai trong cũng sẽ được nâng cấp. Quy mô của tuyến đường này sẽ bao gồm 8 làn xe cơ giới và 4 làn xe tổng hợp, với mức lộ giới đạt 60m.

    Quy hoạch đường bộ

    Quy hoạch trạm bus và giao thông tĩnh

    Kế hoạch tiến hành xây dựng các trạm xe buýt mới tại những địa điểm sau: chợ Bình Trị Đông mới, Làng nướng Tây Nguyên 40 Trương Phước Phan, 423 Tân Hòa Đông, Ao cá Cây Bàng, Ấp Chiến Lược tại 275 Tân Hòa Đông, và Siêu thị Phú Lâm tại 334 Tỉnh lộ 10, Tân Tạo.

    Bất động sản Quận Bình Tân

    Hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng phát triển

    Quận Bình Tân đang nhận được sự quan tâm đầu tư lớn từ thành phố, đặc biệt là trong các dự án giao thông trị giá hàng nghìn tỉ đồng. Bao gồm việc xây dựng tuyến metro số 3A, metro số 6 và mở rộng các trục đường chính như quốc lộ 1A, Tên Lửa, Võ Văn Kiệt, Kinh Dương Vương, cùng các tuyến đường dự kiến như Tây Lân, đường hương lộ 2, Bà Hom. Những dự án này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

    Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã phê duyệt kế hoạch di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa để xây dựng các khu dân cư, trung tâm thương mại. Đặc biệt là quy hoạch hơn 24ha đất để xây dựng công viên cây xanh. Điều này giúp giảm thiểu vấn đề môi trường và tăng thêm giá trị cho hạ tầng và đất nền của Bình Tân.

    Sự phát triển hạ tầng đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư và sự xuất hiện của các doanh nghiệp lớn, như trung tâm thương mại Aeon Mall, hệ thống siêu thị Co.op Mart, hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh, Bệnh viện đa khoa quốc tế CIH, các trường học quốc tế, cũng như các khu đô thị và khu dân cư mới. Điều này làm cho Bình Tân trở nên sôi động và sầm uất hơn bao giờ hết. Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, Bình Tân có tiềm năng trở thành một trong những khu vực sống tốt nhất tại TP.HCM trong tương lai gần.

    Bất động sản Quận Bình Tân

    Tiềm năng tăng giá

    Trong bối cảnh ngày càng khan hiếm quỹ đất tại các quận trung tâm và sự siết chặt trong phát triển dự án. Nhu cầu của người dân từ các tỉnh muốn định cư tại TP.HCM ngày càng gia tăng. Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển đổi nơi cư trú và đầu tư đến các quận mới như Bình Tân đã tăng lên đáng kể.

    Đất nền ở Bình Tân đã trở thành một trong những loại tài sản có giá trị tăng theo từng ngày. Điều này có thể được giải thích bởi sự tập trung đầu tư hạ tầng toàn diện tại các khu dân cư mới và phù hợp với tiêu chuẩn hiện đại. Cùng với sự quan tâm chặt chẽ của UBND đến những vấn đề pháp lý. Điều này đã tạo ra sự an tâm cho nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường bất động sản và đất nền Bình Tân.

    Hiện nay trên địa bàn quận Bình Tân đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như:

    • Khu đô thị Sista Bình Tân
    • Khu đô thị GoHome Dream Residence
    • Khu đô thị Tên Lửa Residence
    • Khu đô thị cao cấp Welife City nằm tại Vĩnh Lộc
    • Khu đô thị Nam Hùng Vương
    • Khu khu đô thị Smile Home

    >> Bài viết này nằm trong series Bản đồ quy hoạch TPHCM tới năm 2030 (cập nhật mới nhất)

    Chia sẻ.
    error: Nội dung này đã được bảo vệ!!