Vành đai 4 TPHCM là một trong những dự án quan trọng của quốc gia, đóng vai trò chiến lược trong việc kết nối các vùng kinh tế lớn phía Nam. Tuyến đường này cắt với nhiều tuyến cao tốc, quốc lộ để tạo nên những trục giao thông trọng điểm. Theo cập nhật mới nhất từ Báo Tuổi trẻ, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa ký kết văn bản và gửi chủ tịch UBND các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu về tình hình triển khai dự án vành đai 4 TP.HCM.
Hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu dự án Vành đai 4 TPHCM
Lãnh đạo UBND TPHCM đã gửi văn bản đề nghị lãnh đạo các tỉnh thành chỉ đạo cơ quan chức năng địa phương sớm ngày hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án của các đoạn thuộc tuyến vành đai 4 TPHCM được Thủ tướng giao làm cơ quan có thẩm quyền để trình cấp thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định.
Về các công trình cầu tại vị trí tiếp giáp
Đối với việc đầu tư các công trình cầu ở vị trí tiếp giáp kết nối giữa 2 tỉnh như:
- Cầu Thủ Biên: kết nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai
- Cầu Bàu Cạn: kết nối tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
UBND TPHCM đề nghị các tỉnh trao đổi và thống nhất phương án đầu tư (như giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng,…) và tiến hành thực hiện thủ tục đề xuất các chủ trương đầu tư theo quy định.
Về nguồn vốn đầu tư dự án
UBND tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM cần chủ động tính toán nguồn vốn dựa trên việc cân đối các khoản đóng góp từ ngân sách địa phương theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp được tổ chức ở tỉnh Bình Dương (ngày 15/04/2024). Song song đó, UBND các tỉnh cần đề xuất nguồn vốn hỗ trợ thực hiện dự án từ ngân sách trung ương.
Đặc biệt, đoạn Vành đai 4 TPHCM do UBND tỉnh Long An là cơ quan có thẩm quyền được UBND thành phố đề nghị rà soát khả năng cân đối nguồn vốn trong ngân sách địa phương tham gia thực hiện dự án. Hành động này nhằm mục đích đề xuất phương án phân kỳ để đầu tư phù hợp, được hỗ trợ thêm từ ngân sách trung ương.
Về cơ chế và chính sách đặc thù của dự án
UBND TPHCM đề nghị lãnh đạo các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu có chiến lược chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan về việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế thực hiện sau khi các dự án được cấp phép thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Cơ chế này đặt ra tương tự nghị quyết của Quốc hội về quy định các thí điểm của một số chính sách đặc thù về xây dựng dự án, công trình đường bộ. Sau đó, các địa phương này phải gửi lại báo cáo cho UBND TPHCM để tổng hợp, báo cáo đến Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành xem xét và xin ý kiến chỉ đạo từ Thủ tướng.
Đề xuất hỗ trợ vốn giải phóng mặt bằng dự án
Với tổng số lớn đầu tư lớn, các địa phương có tuyến vành đai 4 TPHCM đi qua đã thống nhất thực hiện đầu tư phân kỳ đối với dự án này. Cụ thể, ở giai đoạn 1 sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng một lần, quy hoạch 8 làn xe nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng trong tương lai. Tổng mức đầu tư ở giai đoạn này dự kiến hơn 127 ngàn tỷ đồng.
Ngày 5/5/2024, tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ 3 được chủ trì bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính, được biết, TPHCM và các tỉnh tiếp giáp với tuyến vành đai 4 kiến nghị Trung ương hỗ trợ chi tiết như sau: 50% vốn cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương; 75% vốn cho tỉnh Long An; TPHCM xin tự cân đối vốn.
Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, trong quá trình chuẩn bị, các địa phương nhận thấy chưa có cơ chế cho địa phương được sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư Dự án Đường vành đai 4 – Thành phố Hồ Chí Minh, và cơ chế sử dụng ngân sách của địa phương này cho địa phương khác. Từ đó, ông Phan Văn Mãi đề xuất chấp thuận giao Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án này. Trong đó, vận dụng một số cơ chế chính sách đặc thù khi thực hiện Dự án Đường vành đai 3 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: Báo Đồng Nai
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Võ Tấn Đức cũng kiến nghị UBND TPHCM chủ trì báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế đặc thù cho dự án. Hơn nữa, tỉnh còn đề xuất hỗ trợ 50% vốn ngân sách trung ương cho dự án. Đồng thời, đề nghị lãnh đạo tỉnh Bình Dương tiến hành triển khai thi công cầu Thủ Biên, một trong các hạng mục thuộc tuyến Vành đai 4 TPHCM.
Kết luận
Như vậy, trong khi tuyến đường vành đai 3 TPHCM đang được triển khai bứt tốc để dự kiến hoàn thành vào năm 2025, thì các địa phương đang phối hợp với các bộ ngành để nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ nhằm đẩy mạnh tiến trình thi công đường Vành đai 4 TPHCM với mức vốn và quy mô “khủng”.
***Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Radanhadat.vn thực hiện tài liệu này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước.
Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của tài liệu nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.
Chúng tôi xử lý thông tin dựa trên nguồn đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không kiểm chứng nguồn tin và không đảm bảo tính chính xác.
Radanhadat.vn sở hữu độc quyền tài liệu và nội dung bên trong. Tài liệu không được phép sao chép toàn bộ hoặc một phần mà không có sự đồng ý của Radanhadat.vn.
>> Xem thêm: Cập nhật tiến độ các dự án Novaland mới nhất tháng 5/2024