Cầu thang là một phần quan trọng đối với những công trình xây dựng có từ 2 tầng trở lên. Ngoài thẩm mỹ, gia chủ còn quan tâm đến sự an toàn và phong thủy trong thiết kế – thi công. Hãy cùng radanhadat.vn tham khảo các cách tính bậc cầu thang để đáp ứng được những yếu tố trên.
Tại sao nên có cách tính bậc cầu thang?
Xét về lý do an toàn
Dựa vào sự chênh lệch chiều cao giữa các tầng, đơn vị thi công sẽ tính số bậc cầu thang sao cho hợp lý nhất. Không thể áp dụng một công thức để tính số bậc vì thực tế chiều cao giữa các tầng khác nhau. Do đó, cần phải tính toán làm sao để các bậc cầu thang có kích thước đồng đều và đảm bảo an toàn cho người đi lại.
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng số bậc cầu thang có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Cụ thể là nhịp tim của người di chuyển, đặc biệt là người lớn tuổi.
Xét về lý do phong thủy
Theo quan niệm, phong thủy có một dòng chảy năng lượng và luồng sinh khí vô hình gắn liền với mạch lên xuống của cầu thang. Chính vì thế để tránh tác động xấu lên dòng chảy năng lượng thông qua lối cầu thang. Gia chủ rất quan tâm đến hình dạng, vị trí và cách tính số bậc cầu thang trong nhà. Vì gia chủ tin rằng số bậc cầu thang phạm phong thủy sẽ ảnh hưởng đến vượng khí, tài lộc và may mắn đến với ngôi nhà và gia đình.
2 cách tính bậc cầu thang trong xây dựng chuẩn phong thủy
Cách tính bậc cầu thang theo vòng trường sinh
Vòng trường sinh và ngũ hành là gì?
Vòng trường sinh gồm 12 giai đoạn biểu hiện cho quá trình sinh trưởng, phát triển và kết thúc của một đời người. Cụ thể 12 giai đoạn được biểu hiện như sau:
- Trường sinh: sự ra đời, sinh sôi, nảy nở; sức sống căng tràn, năng lượng đầy ắp, dồi dào sinh lực
- Mộc dục: gắn liền với trẻ nhỏ biết tự lập, tự tắm rửa
- Quan đới: giai đoạn trưởng thành, học tập, rèn luyện, trau dồi xây dựng sự nghiệp, công danh
- Lâm Quan: gắn liền với cuộc sống công danh, thịnh vượng
- Đế vượng: giai đoạn phát triển vượt bậc về cả thể chất và tinh thần
- Suy: bắt đầu suy thoái, không còn vẻ đẹp cực thịnh như ban đầu
- Bệnh: già hoá, sinh ốm đau, bệnh tật
- Tử: chấm dứt vòng đời, kết thúc một giai đoạn
- Mộ: quay trở lại với đất
- Tuyệt: mọi thứ phân huỷ, không còn hình trạng
- Thai: đầu thai, giai đoạn chuẩn bị một hành trang mới, vòng đời mới
- Dưỡng: hấp thụ mọi nguyên khí, âm dương ngũ hành, chuẩn bị tinh thần bước vào giai đoạn mới
12 giai đoạn của vòng trường sinh sẽ tương ứng với ngũ hành qua sơ đồ:
Cách tính bậc thang cụ thể theo vòng trường sinh
Theo vòng trường sinh và kiến trúc ngôi nhà thì:
- Nhà hình Thủy bậc thứ 1 là Trường sinh
- Nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh
- Nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh
- Nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh
- Nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh
Theo quy luật trên, từ bậc Trường sinh và ngũ hành của ngôi nhà, chúng ta đếm lần lượt mỗi bậc là 1 sao kế tiếp trong vòng Trường sinh, hết 12 sao sẽ lại tiếp tục đếm một vòng mới.
- Nhà hình Thủy thì số bậc sẽ là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23…
- Nhà hình Mộc số bậc sẽ là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25…
- Nhà hình Thổ số bậc sẽ là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27…
- Nhà hình Hỏa bậc sẽ là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27…
- Nhà hình Kim số bậc sẽ là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25…
Cách tính bậc cầu thang theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử
Sinh – Lão – Bệnh – Tử cũng là quy luật thể hiện 1 vòng đời của con người theo 4 cung:
- Sinh: khi chào đời, trẻ trung, tràn đầy sinh khí
- Lão: khi chúng ta già đi, năng lượng dần trở nên giảm sút
- Bệnh: sức khỏe sa sút, cơ thể dần yếu đi, ốm đau bệnh tật
- Tử: kết thúc, lìa đời, trái ngược với sinh
Theo quy luật trên, cung Sinh mang ý nghĩa tốt đẹp nhất. Và khi số bậc cầu thang rơi vào cung sinh sẽ có phong thủy đẹp nhất.
Gia chủ chỉ cần tính lần lượt theo thứ tự: bậc 1 – sinh, bậc 2 – lão, bậc 3 – bệnh, bậc 4 – tử. Các bậc tiếp theo cứ theo thứ tự Sinh – Lão – Bệnh – Tử mà đếm lần lượt cho đến khi kết thúc ở cung sinh là cung đẹp. Cứ theo quy luật trên thì người ta đã cho ra đời công thức tính 4n+1, trong đó n là số lần lặp lại chu kỳ.
Công thức chia bậc cầu thang theo chiều cao tầng
Có nhiều công thức chia bậc cầu thang được mọi người áp dụng, tùy vào kinh nghiệm của người thi công.
Số bậc cầu thang = Chiều cao tầng / chiều cao mỗi bậc
Trong đó chiều cao tầng đã có sẵn, còn chiều cao bậc được tính toán theo công thức sau: H = (60-b) / 2 (h là chiều cao bậc, hay còn gọi là đối bậc; b là chiều rộng của bậc, hay còn gọi là mặt bậc; đơn vị tính là cm)
Một số câu hỏi thường gặp
Cách hóa giải khi cầu thang rơi vào cung xấu
- Đập đi xây lại (đây là cách khá tốn kém và cũng không được nhiều người áp dụng)
- Thêm 1 tấm thảm ở bậc dưới cùng hoặc bậc trên cùng, khi đó trước khi bước vào hoặc ra cầu thang bạn phải bước vào tấm thảm, xem như tấm thảm là 1 bậc thang giả. Cần giữ tấm thảm cố định để tạo thói quen thì mới hóa giải được cung xấu.
Cách tính bậc cầu thang nhà lệch tầng
Quy tắc tính toán vẫn như cũ, chỉ là có thêm một số lưu ý sau:
- Độ dốc của thang nên dao động từ 33 đến 36 độ; chiều rộng bậc nên nên có kích thước ít nhất là 250mm.
- Vẫn áp dụng công thức: h = (60 – b) / 2. Ta có bảng sau:
Các vị trí cầu thang đẹp theo phong thủy
- Vị trí thoáng đãng, cung cấp một nguồn sinh khí dồi dào. Để tránh bị suy khí, gia chủ không nên đặt cầu thang sau nhà.
- Khi điểm cung thần sát, không đặt cầu thang nằm tại cung Đại Sát hay Thiên hình. Nên bố trí cho cầu thang nằm ở các cung như Đào Hoa, Thiên mã, Dương quý nhân, Thiên Lộc.
- Không đặt cầu thang ở vị trí giữa nhà.
- Không đặt thẳng với cửa ra vào, tránh năng lượng từ của ảnh hưởng đến vượng khí. Nếu không còn lựa chọn khác thì nên trấn áp bằng cách đặt một quả cầu thuỷ tinh hoặc một chậu cây cảnh ở dưới chân cầu thang.
- Không đặt cầu thang nằm ở gần vị trí của nhà vệ sinh.
Trên đây là những lưu ý về cách tính bậc cầu thang có thể áp dụng cho nhà 2 tầng, nhà 3 tầng,… Hy vọng bài viết giúp gia chủ có thêm những kiến thức hay để áp dụng cho ngôi nhà của mình nhé.
>> Xem thêm các bài viết về phong thủy: radanhadat.vn