Xin hỏi Radanhadat.vn: Hiện tại tôi có 2 thửa đất liền kề nhau. Một thửa gồm đất ở và đất vườn, thửa còn lại toàn bộ đều là đất vườn. Tôi đang muốn hợp nhất 2 thửa đất này thì có thể hay không và thủ tục như thế nào? Nhờ Radanhadat.vn tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn!

    Chào bạn, để trả lời cho tình huống này, Radanhadat.vn sẽ giải thích cụ thể hợp thửa đất là gì và những thông tin liên quan về hợp thửa đất trong nội dung sau.

    Hợp thửa đất là gì?

    Hợp thửa đất là gì

    Hợp thửa đất là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực quản lý đất đai. 

    Theo Khoản 1 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

    Nguồn: Thư viện pháp luật

    Do đó, có thể hiểu hợp thửa đất là thực hiện gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề, có cùng mục đích sử dụng của cùng một chủ sở hữu thành một quyền sử dụng đất chung. Mục đích của hợp thửa đất là để tạo ra thửa đất mới có diện tích lớn và phù hợp với nhu cầu sử dụng mới của chủ sở hữu. 

    Hợp thửa đất phải đảm bảo những điều kiện gì?

    Việc hợp thửa đất cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau đây:

    Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận sau đây: GCN quyền sử dụng đất, GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

    Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;

    Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Có thể hợp thửa đất với 2 thửa khác mục đích sử dụng không?

    Tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính: “Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được Nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai”.

    Nguồn: Luật Việt Nam

    Như vậy, đối với trường hợp trên, chủ sở hữu có thể hợp thửa đất/tách thửa khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    • 2 thửa đất phải liền kề: có cùng một biên giới hoặc tiếp giáp với nhau mà không có bất kỳ phần đất nào ở giữa.
    • 2 thửa đất có cùng mục đích sử dụng: nếu 2 thửa đất ban đầu không cùng mục đích sử dụng thì chủ sở hữu cần phải tiến hành thủ tục thay đổi mục đích sử dụng đất đối với 1 trong 2 thửa đất để chúng có cùng mục đích sử dụng.
    • Diện tích sau khi hợp thửa: không vượt quá hạn mức quy định của Nhà nước.
    • 2 thửa cần có chung 1 chủ sở hữu: Phải thuộc quyền sử dụng của duy nhất một người mới có thể được hợp thửa đất.
    Hợp thửa đất là gì

    Quy trình hợp thửa đất

    Thủ tục hợp thửa đất được quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất, gồm các bước như sau:

    Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp thửa đất

    Căn cứ vào điều 11 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, người có nhu cầu hợp thửa đất cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:

    • Bản gốc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất đã được cấp
    • Đơn yêu cầu hợp thửa đất theo Mẫu số 11/ĐK theo quy định của pháp luật
    • CCCD/CMND để xuất trình khi có yêu cầu từ cơ quan.

    Lưu ý, đối với các trường hợp đã thay đổi thông tin như: số CCCD, địa chỉ,… trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất thì người sở hữu cần phải cung cấp thêm:

    • Bản sao CMND mới hoặc CCCD mới hoặc sổ hộ khẩu;
    • Giấy tờ khác chứng minh sự thay đổi thông tin của người đứng tên trên Giấy chứng nhận.

    Bước 2. Nộp hồ sơ hợp thửa đất

    • Đối với địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì hồ sơ cần nộp về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
    • Nộp hồ sơ ở Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc UBND cấp xã nơi có đất.
    • Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã/phường/thị trấn nếu có nhu cầu tách thửa, hợp thửa đất.

    Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc giấy tờ chưa hợp lệ thì trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ), cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ phải thông báo cho người nộp và hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định pháp luật.

    Kết luận

    Trên đây là nội dung tư vấn về hợp thửa đất là gì và cách hợp thửa đất với 2 thửa khác mục đích sử dụng mà Radanhadat.vn nhận được. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được những điều kiện, quy định và thủ tục hợp thửa đất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên cập nhật những thông tin mới của chúng tôi tại chuyên mục MUA BÁN NHÀ ĐẤT.

    Chia sẻ.
    error: Nội dung này đã được bảo vệ!!