Tính diện tích xây dựng (m2) là một phần quan trọng trong quá trình lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng mà công trình nào cũng có. Giai đoạn này sẽ giúp cho gia chủ dễ dàng ước tính được chi phí cần bỏ ra. Vậy cách tính m2 xây dựng nhà ở như thế nào là chuẩn xác nhất? Radanhadat.vn sẽ giải đáp chi tiết ngay trong nội dung sau đây, cùng theo dõi nhé!
Diện tích xây dựng (m2) là gì?
Diện tích xây dựng (m2) là tổng diện tích của các kết cấu công trình được phép thi công trên một khu đất cụ thể. Mục đích chính là để cung cấp thông tin cần thiết cho việc ước lượng chi phí, quản lý tài nguyên, và đánh giá tính khả thi của dự án.
Tính m2 mang đến những lợi ích gì?
Việc tính diện tích xây dựng là rất cần thiết, bởi:
Quản lý nguồn lực
Tính toán diện tích xây dựng giúp bạn quản lý tài nguyên như vật liệu xây dựng và lao động một cách hiệu quả. Bằng cách biết được diện tích cần xây dựng, bạn có thể ước lượng được lượng vật liệu cần sử dụng và lập kế hoạch nhân sự cần thiết.
Ước lượng chi phí
Tính diện tích xây dựng giúp bạn ước lượng được chi phí thi công công trình một cách chính xác hơn. Từ đó làm căn cứ để lập kế hoạch ngân sách và tài chính. Ngoài ra, bằng cách biết được diện tích có sẵn, bạn có thể tối ưu hóa không gian và xây dựng các công trình đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Đánh giá hiệu suất
Khi dự án hoàn thành, diện tích xây dựng cũng được sử dụng để đánh giá hiệu suất của dự án. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá lợi ích và giá trị của dự án đối với cộng đồng và các bên liên quan khác.
Hướng dẫn chi tiết A – Z cách tính m2 xây dựng nhà ở
Để ước tính chi phí thi công sát thực tế nhất, bạn cần nắm được cách tính m2 xây dựng. Tuy nhiên, để ra được những con số cụ thể, ta cần chia công trình thành nhiều phần để quy đổi nhanh chóng nhất.
Cách tính m2 sàn xây dựng
Công thức tính m2 sàn xây dựng tương tự như cách tính diện tích hình chữ nhật, cụ thể như sau:
M2 sàn = Chiều dài sàn x Chiều rộng sàn
Lưu ý, bạn cần phải cộng tất cả diện tích các sàn xây dựng của công trình thì mới ra được tổng diện tích sàn.
VD: Bạn muốn xây nhà 3 tầng trên khu đất với diện tích sàn là 90m2. Ta có tổng diện tích sàn là 90×3=270m2.
Cách tính m2 móng nhà
Trong lĩnh vực xây dựng hiện nay, có 03 loại móng chính thường được sử dụng:
Móng băng | Móng cọc | Móng bè | |
Khái niệm | Là loại móng có dạng dải dài hoặc giao nhau hình chữ thập. | Là loại móng có dạng hình trụ dài, được làm từ các chất liệu như bê tông, cọc cừ tràm | Là loại móng có 1 cột hoặc 1 cụm cột cấu thành cùng nhau hỗ trợ chịu lực. |
Ứng dụng | Được thiết kế để chịu lực cho cột, tường. | Dùng trong các công trình kết cấu lớn và nền đất yếu. | Được dùng làm chân cột, cột điện, mố cầu, … tùy theo kết cấu. |
Công thức | Bằng 50% diện tích tầng trệt. | Bằng 20-40% diện tích tầng trệt và tùy thuộc vào chiều dài của móng. | Bằng 80% diện tích tầng trệt. |
Cách tính m2 cho tầng hầm
Tầng hầm thường được sử dụng để tạo ra không gian đậu xe, lưu trữ hàng hóa, tài liệu hoặc đồ đạc không sử dụng hàng ngày. Cách tính m2 xây dựng tầng hầm được xác định bằng công thức sau đây:
M2 tầng hầm = n x diện tích tầng trệt
Trong đó, n là chỉ số phần trăm được ước lượng như sau:
- Độ cao của tầng hầm dưới 1.3m thì n = 150%
- Độ cao của tầng hầm dưới 1.7m và trên 1.3m thì n = 170%
- Độ cao của tầng hầm dưới 2.0m và trên 1.7m thì n = 200%
- Độ cao của tầng hầm trên 2.0m thì n = 250%
Cách tính m2 cho phần thân nhà
Diện tích (m2) phần thân nhà được chia thành 02 trường hợp sau:
Phần có mái che
- Bao gồm: sàn tầng trệt, tầng lầu, tầng tum, tầng lửng, tầng thượng.
- Được tính bằng 100% diện tích sàn xây dựng (m2).
Phần không có mái che
- Phải trừ khoảng sân trước, sân sau của công trình (nếu có).
- Được tính thêm 50% diện tích sàn xây dựng (m2).
Cách tính m2 cho phần mái nhà
Diện tích của phần mái được tính tương tự với cách tính m2 phần móng nhà. Quy định cho từng loại móng phổ biến như sau:
- Thiết kế làm mái bằng sân thượng thì diện tích mái bằng 30% diện tích sàn.
- Mái bê tông cốt thép thì diện tích mái bằng 50% diện tích sàn.
- Mái tôn thường thì diện tích mái bằng 15% diện tích sàn
- Mái tôn PU giả ngói thì diện tích mái bằng 30% diện tích sàn.
- Mái ngói thì diện tích mái bằng 70% diện tích mặt nghiêng.
Cách tính m2 cho các công trình phụ trợ
Bên cạnh cách tính m2 xây dựng cho các hạng mục chính trên thì Radanhadat.vn cũng chia sẻ đến bạn đọc một số công trình phụ trợ sau đây:
Phần sân trước và sân sau
- Nếu không có móng nhà thì bằng 50% diện tích sàn
- Nếu có móng nhà thì bằng 70% diện tích sàn
Phần ô trống còn lại
- Các ô bé hơn 8m2 thì bằng 100% diện tích xây dựng
- Các ô lớn hơn 8m2 thì bằng 50% diện tích xây dựng
Cách tính m2 xây dựng đối với một số kiểu nhà thông dụng
Hiểu được cách tính m2 xây dựng sẽ làm cho công đoạn ước tính chi phí trở nên dễ dàng hơn. Sau đây, Radanhadat.vn sẽ chia sẻ cách tính m2 đối với một số công trình thông dụng:
Kiểu nhà chữ L
Thông thường, chúng ta sẽ áp dụng công thức Dài x Rộng để tính diện tích. Tuy nhiên, đối với kiểu nhà chữ L cần phải thêm vài bước nữa.
- Bước 1: Chia căn nhà ra làm hai khối theo thứ tự K1, K2
- Bước 2: Tính diện tích từng khối
- Bước 3: Cộng 2 kết quả vừa tính sẽ ra diện tích nhà chữ L
Kiểu nhà tròn
Cách tính m2 xây dựng cho nhà kiểu tròn sẽ không giống như công thức chia sẻ phía trên. Bởi vì mô hình này có phần hình bán nguyệt nên công thức tương đối phức tạp. Do vậy, ta sẽ áp dụng công thức sau:
S = S1 + S2 + S3
Trong đó, các S là các khối được chia ra từ công trình, một trong các khối sẽ là diện tích phần hình bán nguyệt và được tính theo công thức: S (khối) = (π x r2)/2
Kiểu nhà chéo
Đối với mẫu nhà này, bạn cũng không sử dụng công thức tính m2 thông thường mà phải chia ra làm 02 khối tương tự nhà chữ L. Trong đó, có 01 khối là hình vuông hoặc hình chữ nhật và khối còn lại sẽ là hình thang. Tiếp tục tính diện tích từng khối và cộng lại sẽ có diện tích xây dựng tổng thể.
Kết luận
Tóm lại, với mỗi kiểu thiết kế sẽ có cách tính m2 xây dựng khác nhau. Do đó, Radanhadat.vn khuyên bạn nên nắm vững các công thức này để tính toán được mức kinh phí dự trù, so sánh với bảng giá mà nhà thầu cung cấp để đánh giá khách quan và tối ưu ngân sách nhất.
>> Xem thêm: Dầm nhà là gì? Những yếu tố phong thủy bạn nên biết