Với sự phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế nước ta, các khu công nghiệp xuất hiện ngày càng nhằm mục đích tập trung cho sản xuất, chế biến hành hóa dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Do đó, thuật ngữ này cũng được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, để hiểu chi tiết khu công nghiệp là gì, vai trò và các quy định mới về khu công nghiệp, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Radanhadat.vn!
Khu công nghiệp được hiểu là gì?
Theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, khu công nghiệp được định nghĩa là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
Nguồn: Luật Việt Nam
Theo đó, khu công nghiệp có thể được hiểu là một khu vực được quy hoạch và phát triển đặc biệt để hỗ trợ hoạt động sản xuất và công nghiệp. Trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp, nhà máy và cơ sở sản xuất tập trung lại với mục tiêu tạo ra sản phẩm và dịch vụ cho thị trường.
Các khu công nghiệp thường được quy định và quản lý bởi Chính phủ hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và quy hoạch trong việc xây dựng và vận hành. Khu công nghiệp thường có cơ sở hạ tầng tốt, bao gồm đường giao thông, hệ thống nước và điện, hệ thống xử lý nước thải, và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Khu công nghiệp có vai trò gì?
- Tạo ra việc làm: Khu công nghiệp tạo ra hàng triệu công việc cho người lao động, từ lao động trí óc đến lao động chân tay, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo cơ hội cho người lao động tăng thu nhập.
- Tăng sản xuất và sản lượng: Khu công nghiệp tập trung vào các cơ sở sản xuất và dịch vụ, tăng cường năng suất và sản xuất hàng hóa và dịch vụ, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của quốc gia.
- Hỗ trợ xuất khẩu và cạnh tranh quốc tế: Các khu công nghiệp thường sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá thành cạnh tranh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và nâng cao cạnh tranh quốc tế của quốc gia.
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Các khu công nghiệp thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các quốc gia khác, tăng cường cơ sở hạ tầng, công nghệ và vốn nhân lực.
- Tăng trưởng kinh tế địa phương: Khu công nghiệp tạo ra thu nhập và tăng trưởng kinh tế địa phương, cung cấp nguồn lực cho các dự án và chương trình phát triển cộng đồng.
Những đặc điểm thường thấy của khu công nghiệp
- Thường được xây dựng ở những khu ít dân cư sinh sống, chỉ có nhà máy/xí nghiệp.
- Chuyên sản xuất/chế biến các sản phẩm và dịch vụ cung ứng cho sản xuất công nghiệp như: logistic, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng,…
- Đầu tư và hoạt động trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp được hưởng những chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế, tiền thuê đất,…
- Ban quản lý riêng tại khu công nghiệp có tư cách pháp nhân, tài khoản, con dấu in hình quốc huy. Và được Nhà nước cấp kinh phí quản lý hành chính và hoạt động.
3 loại hình khu công nghiệp hiện nay
Căn cứ vào Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, khu công nghiệp được chia thành 3 loại hình chính, đó là:
Khu chế xuất
Khu chế xuất là loại hình khu công nghiệp đặc biệt được quy hoạch và thiết kế để tập trung vào hoạt động chế biến và sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Các khu chế xuất thường được xây dựng ở các vị trí thuận lợi gần các cảng biển hoặc các cửa khẩu quốc tế, nhằm tối ưu hóa quá trình vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa.
Khu công nghiệp hỗ trợ
Khu công nghiệp hỗ trợ là loại hình khu công nghiệp được thiết kế để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tiện ích cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Mục tiêu của khu công nghiệp hỗ trợ là tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để họ có thể tập trung vào hoạt động sản xuất và phát triển kinh doanh.
Trong đó, tỷ lệ diện tích đất của các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê/thuê lại cần đạt tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp cho thuê của khu công nghiệp đó.
Khu công nghiệp sinh thái
Khu công nghiệp sinh thái là loại hình khu công nghiệp được thiết kế và quản lý để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tăng cường bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên tự nhiên. Mục tiêu chính của khu công nghiệp sinh thái là tạo ra một mô hình phát triển kinh doanh bền vững, kết hợp giữa sản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trường.
Các chính sách ưu đãi theo quy định mới nhất đối với khu công nghiệp
Căn cứ theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, các chính sách ưu đãi đối với khu công nghiệp được quy định như sau:
Đối với ưu đãi đầu tư khu công nghiệp:
Nguồn: Thư viện pháp luật
- Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo pháp luật về đầu tư.
- Khu công nghiệp được thành lập thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo pháp luật..
- Đối tượng, nguyên tắc và thủ tục áp dụng ưu đãi phải thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư.
- Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp.
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình kết cấu hạ tầng xã hội,… nhằm phục vụ công nhân làm việc tại khu công nghiệp được hưởng ưu đãi theo quy định pháp luật về xây dựng nhà ở xã hội và pháp luật có liên quan.
- Nhà đầu tư, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào khu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai,…, hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề liên quan khác trong triển khai thực hiện dự án.
Đối với phương thức huy động vốn đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp:
Nguồn: Thư viện pháp luật
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương để đầu tư kết cấu hạ tầng theo chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo từng giai đoạn.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp; có chính sách khuyến khích nhà đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Điều kiện thành lập khu công nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, quy định các điều kiện cần đáp ứng để được thực hiện thành lập khu công nghiệp mới, bao gồm:
Thứ nhất, trường hợp bổ sung, quy hoạch khu công nghiệp mới:
Tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã thành lập trên địa bàn, đã cho các dự án đăng ký đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê đất, thuê lại đất cần đạt tối thiểu 60%.
Thứ hai, trường hợp bổ sung, quy hoạch khu công nghiệp trên cơ sở khu công nghiệp đã thành lập trước đó:
Nguồn: Cafeland
- Khu công nghiệp đã được thành lập trước đó phải đáp ứng có diện tích đất công nghiệp đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê đất, thuê lại đất đạt tối thiểu 60% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp đó và đã xây dựng, đưa vào sử dụng công trình xử lý nước thải tập trung theo quy định tại pháp luật về môi trường;
- Khu công nghiệp mở rộng có khả năng kết nối hạ tầng với khu công nghiệp đã được hình thành trước đó.
Thứ ba, đảm bảo phù hợp với quy hoạch:
Thành lập khu công nghiệp mới cần đảm bảo điều kiện phù hợp với quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh.
Thứ tư, đáp ứng đủ điều kiện xây dựng:
Việc thành lập khu công nghiệp mới cần có các điều kiện thuận lợi, hoặc khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển khu công nghiệp với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội, văn hóa, thể thao phục vụ công nhân làm việc trong khu công nghiệp.
Nguồn: Cafeland
Thứ năm, đáp ứng đủ điều kiện phát triển khu công nghiệp:
- Có quỹ đất dự trữ với mục đích phát triển và bao gồm điều kiện liên kết thành cụm các khu công nghiệp;
- Có khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước;
- Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động hiện nay.
Thứ sáu, đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng – an ninh:
Thành lập khu công nghiệp mới cần phải đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên, các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh,…
Thứ bảy, trường hợp bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện:
Các trường hợp sau đây không áp dụng các điều kiện về tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp, cụ thể:
Nguồn: Cafeland
- Điều chỉnh, thay đổi vị trí quy hoạch khu công nghiệp đã nằm trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp nhưng không làm tăng diện tích khu công nghiệp đó;
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn nhưng không làm tăng tổng diện tích đất quy hoạch khu công nghiệp của địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về khu công nghiệp là gì, quy định và điều kiện thành lập khu công nghiệp mới,…. được Radanhadat.vn tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về khái niệm này và đầu tư phù hợp.
>> Xem thêm: MNC là đất gì? Những quy định hiện hành về đất MNC