Vàng, lãi suất và lạm phát là 3 yếu tố tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bài viết dưới đây Radanhadat.vn sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức liên quan đến câu hỏi “Khi xảy ra lạm phát vàng tăng hay giảm giá?”

    Mối quan hệ giữa vàng, lạm phát và lãi suất

    Về lý thuyết, lãi suất và giá vàng có mối quan hệ nghịch biến với nhau, trong khi lạm phát và giá vàng lại có mối quan hệ cùng chiều.

    Việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước dẫn đến tăng cung tiền trong nền kinh tế, có thể gây ra tình trạng lạm phát gia tăng. Điều này thường làm tăng nhu cầu mua vàng nhằm bảo toàn giá trị nguồn vốn trước tác động của lạm phát và cũng góp phần tăng giá vàng. 

    Trong khi đó, việc tăng lãi suất có thể làm giảm lạm phát và tạo ra sự cạnh tranh từ các khoản đầu tư khác có lợi nhuận cao hơn so với vàng, dẫn đến giảm giá vàng. Các nhà đầu tư và nhà phân tích thị trường cho rằng việc tăng lãi suất làm cho các trái phiếu và các khoản đầu tư có thu nhập cố định trở nên hấp dẫn hơn. Do đó, tiền có thể chuyển hướng chảy vào các khoản đầu tư như trái phiếu hoặc quỹ tiền tệ như quỹ ETF, vv. Điều này làm cho vàng trở nên ít hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

    Khi xảy ra lạm phát vàng tăng hay giảm giá?

    Khái niệm về vàng

    Vàng là một kim loại quý hiếm có công thức hóa học là Au. Thường được sử dụng để tinh chế và làm nguyên liệu cho các loại trang sức có giá trị cao hoặc đúc thành miếng để sử dụng như một tài sản tích trữ. Theo ước tính, trên toàn cầu chỉ có khoảng 19 mét khối vàng tồn tại.

    Vàng là một tài sản tài quan trọng. Mặc dù thường được coi là một loại hàng hóa, nhưng vàng khác biệt so với các loại hàng hóa thông thường khác. Bởi khả năng bảo toàn giá trị trong giai đoạn lạm phát. Biến động giá vàng, đến một mức độ nào đó, có thể dự báo mức độ lạm phát trong tương lai.

    Khái niệm về lạm phát

    Lạm phát là sự tăng liên tục của mức giá chung của nền kinh tế trong một khoảng thời gian kéo dài, do sự gia tăng trong cung tiền. Vàng, với giá trị nội tại và vai trò là một loại tiền được sử dụng rộng rãi trong thời gian dài, được xem là một công cụ hiệu quả trong việc phòng ngừa lạm phát. Dựa trên các số liệu thống kê, lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với giá vàng.

    Dưới tác động của lạm phát vàng tăng hay giảm?

    Về lý thuyết, nhà đầu tư kỳ vọng khi tăng lạm phát có thể làm giảm sức mua của bạc và khiến thị trường chuyển sang đầu tư vào vàng để bảo toàn giá trị. Điều này dẫn đến tăng nhu cầu về vàng và đẩy giá vàng lên cao hơn. Tăng giá vàng có thể được xem là một tín hiệu cho thấy lạm phát dự kiến sẽ tăng cao hơn trong tương lai. 

    Người ủng hộ hiệu ứng lạm phát kỳ vọng cho rằng nếu lạm phát dự kiến ​​tăng, các nhà đầu tư sẽ mua vàng để đầu cơ vào giá vàng và bảo vệ khỏi sự mất giá của tiền tệ. Nhu cầu mua vàng tăng sẽ gây áp lực tăng giá vàng ngay lập tức. Do đó, trong thời kỳ lạm phát, nhà đầu tư vàng thường cố gắng dự đoán những biến động, sau đó mua vàng khi dự đoán lạm phát sẽ tăng và ngược lại, bán vàng khi dự đoán lạm phát sẽ giảm. 

    Tuy nhiên, một số thống kê lịch sử cho thấy tốc độ tăng giá vàng không hoàn toàn tương đồng với mức lạm phát. Ví dụ, một nghiên cứu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) từ năm 1974 đến 2008 chỉ có 8 năm lạm phát cao ở Mỹ (5% trở lên). Trong giai đoạn này, giá vàng tăng trung bình 14,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa các tài sản khác như trái phiếu, cổ phiếu và hàng hóa khác. Trong những năm với mức lạm phát trung bình (từ 2% đến 4,9%) hoặc thấp (dưới 2%) từ năm 1974 đến 2008, giá vàng chỉ tăng nhẹ.

    Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới giá vàng

    Khủng hoảng kinh tế chính trị

    Trong thời kỳ kinh tế không ổn định, giá trị đồng tiền thường có sự biến động. Trong tình huống này, vàng trở thành một kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư. Vàng được đánh giá cao vì khả năng bảo toàn giá trị và trở thành lựa chọn mà các nhà đầu tư tìm đến. Giá vàng giai đoạn này thường có xu hướng tăng cao và chỉ ổn định lại khi thị trường kinh tế được phục hồi.

    Các chính sách của ngân hàng trung ương

    Ở mỗi quốc gia, ngân hàng trung ương đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách tiền tệ. Chính sách mua – bán vàng của ngân hàng trung ương có thể gây ra tác động đáng kể đến giá vàng. Khi ngân hàng trung ương mua nhiều hơn là bán vàng, nguồn cung vàng trở nên khan hiếm và giá trị của nó tăng lên.

    Tác động của đồng USD

    Đồng USD cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng. Các chuyên gia cho rằng giá vàng và tiền tệ có mối quan hệ nghịch đảo với nhau. Điều này có nghĩa là khi đồng USD tăng giá, giá vàng thường giảm và ngược lại. Sự giảm giá của tiền tệ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư. Do đó, họ có thể chuyển sang sử dụng các loại tiền tệ khác hoặc sử dụng vàng như một công cụ để trao đổi hàng hóa.

    >> Xem thêm bài viết:

    Chia sẻ.
    error: Nội dung này đã được bảo vệ!!