Việc chọn được một mặt bằng kinh doanh đắc địa là điểm xuất phát quan trọng cho sự thành công của một doanh nghiệp. Vậy mặt bằng là gì? Cần lưu ý những yếu tố nào khi đi thuê mặt bằng kinh doanh? Hãy cùng Radanhadat.vn khám phá sâu hơn về những vấn đề này ngay trong bài viết sau đây nhé!

    Mặt bằng là gì?

    Mặt bằng kinh doanh là không gian mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định trải nghiệm của khách hàng, cũng như hiệu suất và thành công của doanh nghiệp. 

    Mặt bằng là gì

    Mặt bằng kinh doanh cần đáp ứng được các yếu tố cần thiết như: Diện tích phù hợp, vị trí thuận lợi, dễ dàng tiếp cận khách hàng,… điều này sẽ giúp việc kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

    Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh 

    Mẫu hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh
    Mẫu hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh

    Căn cứ vào Điều 472 Bộ Luật Dân Sự 2015, hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh là một thỏa thuận pháp lý giữa chủ sở hữu mặt bằng (chủ nhà) và người thuê (thuê nhà) để cung cấp quyền sử dụng mặt bằng trong khoảng thời gian cụ thể. Thông thường, hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh chứa các điều khoản và điều kiện chi tiết về quyền và nghĩa vụ của cả hai bên, bao gồm:

    • Thông tin bên thuê mặt bằng và bên cho thuê
    • Thời gian thuê mặt bằng kinh doanh
    • Giá thuê mặt bằng và điều khoản thanh toán
    • Quyền và nghĩa vụ của 2 bên
    • Điều khoản và các điều kiện bổ sung trong hợp đồng

    Điều kiện đối với mặt bằng cho thuê là gì?

    Sau khi đã tìm hiểu khái niệm mặt bằng là gì, bạn cũng nên nắm rõ điều kiện cho thuê mặt bằng theo quy định tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản như sau:

    Đối với công trình xây dựng đưa vào kinh doanh cần có:

    • Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
    • Đăng ký quyền sở hữu nhà và công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất
    • Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng
    • Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

    Đối với các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

    • Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
    • Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
    • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
    • Trong thời hạn sử dụng đất.
    Nguồn: Thư viện pháp luật

    Cần lưu ý gì trước khi đi thuê mặt bằng kinh doanh?

    Trước khi đi thuê mặt bằng kinh doanh, có một số điều quan trọng cần lưu ý để đảm bảo rằng quyết định thuê là phù hợp và mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp:

    Vị trí kinh doanh

    Lựa chọn vị trí phù hợp với mục tiêu kinh doanh luôn là yếu tố mấu chốt quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp. Bạn nên tìm vị trí đảm bảo giao thông thuận tiện và đi lại dễ dàng, khách hàng không quá khó khăn khi tìm kiếm địa chỉ doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tìm nơi để xe rộng rãi, an ninh để khách hàng cảm thấy thoải mái.

    Đối với các cửa hàng bán lẻ, vị trí cần thu hút nhiều khách hàng qua lại; đối với các văn phòng, vị trí cần thuận tiện cho nhân viên và khách hàng.

    Kiểm tra mặt bằng

    Kiểm tra mặt bằng

    Tiến hành kiểm tra mặt bằng trước khi ký hợp đồng thuê để đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn như tường, gạch chắc chắn, sạch sẽ; hệ thống điện, nước đầy đủ,… phù hợp cho hoạt động kinh doanh của bạn và không có vấn đề pháp lý hoặc bất đồng về quyền sở hữu.

    Phù hợp với doanh nghiệp

    Về nhu cầu

    Cần xác định rõ nhu cầu của doanh nghiệp, bao gồm kích thước mặt bằng cần thiết, vị trí lý tưởng và tiện ích cần có. Đảm bảo mặt bằng được chọn đáp ứng các yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp.

    Về tài chính

    Xác định ngân sách thuê mặt bằng, bao gồm cả tiền thuê hàng tháng và các chi phí liên quan như tiền cọc, tiền sửa chữa và các chi phí pháp lý. Đảm bảo rằng việc thuê mặt bằng là phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.

    Về hợp đồng

    Đọc và hiểu kỹ các điều khoản trong hợp đồng thuê mặt bằng, bao gồm điều kiện thanh toán, điều kiện hủy bỏ và điều khoản về tăng giá thuê. Đảm bảo rằng các điều khoản này hợp lý và không gây rủi ro cho doanh nghiệp.

    Đánh giá kỹ lưỡng

    Dù trong hoàn cảnh nào thì bạn cũng nên tìm hiểu kỹ mặt bằng kinh doanh mà doanh nghiệp sắp thuê. Đặc biệt là về thông tin chủ nhà, quyền sử dụng, quyền lợi của người đi thuê,… Không nên quyết định vội vàng mà cần có sự tham khảo, dò hỏi kĩ trước khi đưa ra lựa chọn chính thức.

    Kết luận

    Như vậy, Radanhadat.vn đã nêu rõ khái niệm mặt bằng là gì và một số lưu ý khi đi thuê mặt bằng kinh doanh để tránh “tiền mất tật mang”. Hy vọng bài viết sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn chọn được mặt bằng kinh doanh tốt, phù hợp với chiến lược kinh doanh đã đề ra. Đừng quên theo dõi Radanhadat.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức bổ ích nhé!

    >> Xem thêm các bài viết hữu ích khác tại chuyên mục Mua bán nhà đất!

    Chia sẻ.
    error: Nội dung này đã được bảo vệ!!