Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, trong 4 tháng đầu năm 202, đã có hơn 120.000 hồ sơ giao dịch nhà đất được xử lý, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023, tương đương với tăng 15.000 hồ sơ. Các giao dịch chủ yếu tập trung nhiều nhất ở 4 khu vực là TP. Thủ Đức, quận Bình Tân, quận 12 và huyện Củ Chi. Đặc biệt, các quận và huyện thuộc khu vực phía Tây thành phố có mức thanh khoản tích cực hơn rất nhiều so với các khu vực khác. Vậy nên mua nhà quận nào ở Sài Gòn?
Thị trường chuyển hướng, nên mua nhà quận nào ở Sài Gòn?
Dữ liệu nghiên cứu thị trường đã cho thấy trong 4 tháng đầu năm, nhu cầu giao dịch bất động sản tại TP.HCM đã có sự tăng trưởng đáng kể đối với căn hộ và đất nền. Đặc biệt, khu vực Tây và Đông TP.HCM là nơi tập trung nhiều người tìm kiếm nhà đất nhất trong thời gian gần đây.
Cụ thể, nhiều quận huyện thuộc khu vực Tây đã ghi nhận mức tăng mạnh nhu cầu tìm kiếm bất động sản như Bình Tân (+69%), quận 12 và Tân Phú (+77%), Bình Chánh (+71%). Đây cũng là khu vực có mức độ quan tâm mua bất động sản tăng cao nhất trong TP.HCM trong tháng 3 vừa qua.
Theo bà Giang Huỳnh, Phó Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và S22M Savills, trong quý 1/2024, 61% giao dịch căn hộ TP.HCM thuộc phân khúc nhà vừa túi tiền và phần lớn gồm các dự án trong khu vực Tây. Sức mua bất động sản gia tăng mạnh được cho là do ảnh hưởng của chính sách và lãi suất, kết hợp với các chính sách bán hàng hấp dẫn như hỗ trợ lãi suất, các khoản thanh toán linh hoạt và hỗ trợ trả góp, từ đó kích cầu cho thị trường.
Thực tế trong 4 tháng đầu năm 2024, khu Tây thành phố luôn là thị trường ghi nhận nhiều dự án có thanh khoản tích cực nhất tại Sài Gòn. Ví dụ, một dự án tại Bình Tân đã tiêu thụ gần 1.000 căn hộ chỉ trong vài tháng sau khi ra mắt. Các dự án khác cũng nhận được sự quan tâm tích cực từ thị trường, như dự án Akari City của Nam Long. Trong đợt mở bán tháng 4 vừa qua, dòng căn hộ AK NEO thuộc dự án này đã mang về doanh số bán hàng lên đến 250 tỷ đồng chỉ trong một buổi sáng.
Chủ đầu tư Bđs đã áp dụng chính sách thanh toán chia nhỏ thành 5 đợt cho đến khi nhận nhà, hỗ trợ cho vay không trả gốc trong 2 năm và lãi suất cố định 1%/năm. Với điều kiện thanh toán thuận lợi như vậy, khi mua căn hộ có giá gần 3 tỷ đồng (tương đương 45 triệu đồng/m2), khách hàng chỉ cần trả số tiền lãi suất cố định là 2,5 triệu đồng mỗi tháng cho đến tháng 8/2026.
Chính những điều kiện thanh toán dễ dàng này đã thu hút nhiều người mua nhà. Không chỉ TP.HCM, bất động sản đang triển khai tại các tỉnh giáp khu vực Tây TP.HCM cũng nhận được sự quan tâm. Ví dụ, dự án Ehome Southgate của Nam Long tại Long An đã ghi nhận doanh thu khả quan trong đợt mở bán gần đây và tỷ lệ giao dịch thành công đã vượt qua kỳ vọng của chủ đầu tư. Dự án này có giá bán chỉ từ 1 tỷ đồng/căn, thu hút không chỉ khách hàng địa phương mà còn nhiều gia đình trẻ tại TP.HCM chọn để an cư và sinh sống.
Sức hút bất động sản khu Tây đến từ đâu?
Trong khoảng thời gian từ 2022 đến 2023, nhiều người đã nhận thấy xu hướng chuyển đổi sức mua bất động sản từ khu Đông sang khu Tây TP.HCM. Khu Tây đã liên tục ghi nhận sự tăng trưởng trong nhu cầu mua bán bất động sản.
Khu Đông (nay là TP. Thủ Đức) trước đây là nơi tập trung rất nhiều dự án bất động sản và hoạt động mua bán sôi động. Trong khi khu Tây (bao gồm quận Bình Tân, quận 6, quận 8, quận Tân Phú, huyện Bình Chánh…) có nguồn cung bất động sản ít hơn, do đó thanh khoản ổn định hơn và không “nóng” như khu Đông. Mặc dù hiện nay chưa có sự chênh lệch lớn về nguồn cung giữa hai khu vực, nhưng lực cầu đã thay đổi rõ rệt.
Trong khi khu Đông vẫn tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp và hạng sang với mức giá trung bình từ 60-120 triệu đồng/m2, khu Tây vẫn có các dự án căn hộ với mức giá từ 40-50 triệu đồng/m2. Nguồn cung nhà vừa túi tiền này đã giúp khu Tây TP.HCM vượt qua khu Đông trong lượng khách hàng tìm mua bất động sản, nhờ hướng đến nhóm khách hàng có nhu cầu thực.
Tuy nhiên, dòng tiền đổ vào khu vực Tây tăng mạnh đã đặt ra thách thức cho thị trường do nguồn cung hiện có không đủ đáp ứng nhu cầu. Dữ liệu cho thấy trong 4 tháng đầu năm, khu Đông có 6 dự án mở bán, trong khi khu Nam có 3 dự án mới ra mắt. Riêng khu Tây chỉ có 1 dự án mới và 1 dự án hiện hữu mở bán tiếp theo. Nhu cầu cao nhưng thiếu sản phẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cháy hàng của nhiều dự án tại khu vực Tây khi vừa mới mở bán.
Theo Giám đốc thị trường nhà ở CBRE Việt Nam, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, dòng tiền trong thị trường bất động sản sẽ tiếp tục chuyển hướng vào khu vực phía Tây, bởi vì đây là một thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Khu Tây thành phố không chỉ có nguồn đất dồi dào và hạ tầng phát triển, mà còn có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhờ dân số đông đúc và sự hiện diện của các khu công nghiệp và khu chế xuất. Do đó, khu vực này thu hút không chỉ khách hàng mua nhà để ở mà còn gây sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bất động sản, những người muốn nắm giữ đất, nhà riêng hoặc căn hộ trong dài hạn.
Trong tương lai gần, các khu vực phía Tây như Bình Tân, Bình Chánh sẽ tiếp tục thu hút nhà đầu tư và đóng vai trò là một nền tảng cho các chủ đầu tư tập trung phát triển các dự án thương mại cũng như dự án nhà ở xã hội mới. Vậy bạn đã có quyết định nên mua nhà quận nào ở Sài Gòn chưa?
(Nguồn batdongsan)
** Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Radanhadat thực hiện bài viết này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước. Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của bài viết nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.