Các tỉnh miền Tây, hay còn được biết đến với tên gọi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là khu vực nổi bật với cảnh quan sông nước đặc trưng, văn hóa đa dạng và vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Miền Tây có bao nhiêu tỉnh?
Các tỉnh miền Tây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hay Tây Nam Bộ, nằm ở phía Tây của miền Nam Việt Nam. Khu vực này bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Tổng cộng có 134 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 5 quận, 18 thành phố, 11 thị xã và 100 huyện (tính đến năm 2023).
Với diện tích 40.577,6 km², chiếm khoảng 12,8% tổng diện tích cả nước, và dân số khoảng 17,7 triệu người vào năm 2022 (chiếm 17,9% dân số Việt Nam), các tỉnh miền Tây là khu vực đông dân nhất cả nước. Vùng đất này được bồi đắp bởi hệ thống sông ngòi từ sông Mê Kông, tạo nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng với các cánh đồng lúa bạt ngàn, vườn trái cây trù phú, rừng ngập mặn và kênh rạch chằng chịt. Nhờ đặc điểm địa lý độc đáo, các tỉnh miền Tây mang bản sắc văn minh sông nước rõ nét, thu hút du khách bởi các hoạt động du lịch sinh thái, miệt vườn và văn hóa đa dạng của các dân tộc như Kinh, Chăm và Khmer.
Về vị trí địa lý, các tỉnh miền Tây có các ranh giới như sau:
- Phía Đông Nam giáp Biển Đông
- Phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan
- Phía Bắc giáp Campuchia
Khu vực này được chia thành bốn tiểu vùng dựa trên đặc điểm tự nhiên, văn hóa và không gian du lịch: vùng duyên hải phía Đông, vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ Giác Long Xuyên và vùng bán đảo Cà Mau. Mỗi tiểu vùng mang những nét đặc trưng riêng, góp phần tạo nên sức hút độc đáo của các tỉnh miền Tây.

Đặc điểm địa lý và hành chính của các tỉnh miền Tây
Các tỉnh miền Tây được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu gạo của cả nước. Hệ thống sông ngòi dày đặc, đặc biệt là các nhánh sông lớn như sông Tiền, sông Hậu và sông Hàm Luông, đã tạo nên vùng đất màu mỡ với địa hình bằng phẳng, phù hợp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, từ rừng ngập mặn ở bán đảo Cà Mau đến các khu rừng đặc dụng ngập nước ở Đồng Tháp Mười, đã giúp các tỉnh khu vực này trở thành điểm đến lý tưởng cho du lịch sinh thái.
STT | Tỉnh thành | Huyện lỵ | Diện tích (km²) | Dân số
(người) |
Mật độ
(người/km²) |
Đơn vị hành chính | Biển số xe |
1 | Cần Thơ | Q. Ninh Kiều | 1.439,2 | 1.244.736 | 865 | 5 quận, 4 huyện | 65 |
2 | An Giang | TP. Long Xuyên | 3.537 | 1.864.651 | 527 | 2 thành phố, 2 thị xã, 7 huyện | 67 |
3 | Bạc Liêu | TP. Bạc Liêu | 2.669,0 | 917.734 | 344 | 1 thành phố, 1 thị xã, 5 huyện | 94 |
4 | Bến Tre | TP. Bến Tre | 2.394,6 | 1.295.067 | 541 | 1 thành phố, 8 huyện | 71 |
5 | Long An | TP. Tân An | 4.490 | 1.744.138 | 388 | 1 thành phố, 1 thị xã, 13 huyện | 62 |
6 | Cà Mau | TP. Cà Mau | 5.294,8 | 1.191.999 | 225 | 1 thành phố, 8 huyện | 69 |
7 | Sóc Trăng | TP. Sóc Trăng | 3.311,8 | 1.181.835 | 357 | 1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện | 83 |
8 | Hậu Giang | TP. Vị Thanh | 1.621,8 | 728.255 | 449 | 2 thành phố, 1 thị xã, 5 huyện | 95 |
9 | Trà Vinh | TP. Trà Vinh | 2.358,2 | 1.010.404 | 428 | 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện | 84 |
10 | Đồng Tháp | TP. Cao Lãnh | 3.384 | 1.586.438 | 469 | 1 thành phố, 9 huyện | 66 |
11 | Vĩnh Long | TP. Vĩnh Long | 1.475,0 | 1.022.408 | 693 | 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện | 64 |
12 | Kiên Giang | TP. Rạch Giá | 6.348,8 | 1.730.117 | 273 | 2 thành phố, 12 huyện | 68 |
13 | Tiền Giang | TP. Mỹ Tho | 2.510,5 | 1.783.165 | 710 | 1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện | 63 |
Các tiểu vùng địa lý ở miền Tây
Các tỉnh miền Tây được chia thành bốn tiểu vùng, mỗi vùng mang đặc điểm địa lý và văn hóa riêng biệt, tạo nên sự đa dạng cho khu vực này.
Vùng duyên hải phía Đông
Vùng duyên hải phía Đông bao gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long. Nhờ sự bồi đắp của các nhánh sông lớn như sông Tiền, sông Hậu và sông Hàm Luông, khu vực này sở hữu đất đai màu mỡ, phù hợp cho nông nghiệp lúa nước và trồng cây ăn trái. Cảnh quan sông nước và vườn trái cây trù phú đã giúp vùng này phát triển mạnh du lịch miệt vườn, gắn liền với các làng nghề truyền thống và di tích lịch sử như Chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang), Cồn Phụng (Bến Tre) và Chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long).
Vùng Đồng Tháp Mười
Vùng Đồng Tháp Mười bao gồm Long An, Đồng Tháp và một phần Tiền Giang. Với môi trường sinh thái đa dạng, khu vực này nổi bật với các khu rừng đặc dụng ngập nước như Vườn quốc gia Tràm Chim và Khu du lịch Xẻo Quýt (Đồng Tháp). Địa hình ngập nước đặc trưng đã tạo nên hệ sinh thái phong phú, thu hút du khách yêu thích du lịch sinh thái và khám phá thiên nhiên. Long An, với vị trí gần TP.HCM, còn là cửa ngõ giao thông quan trọng kết nối các tỉnh miền Tây với khu vực Đông Nam Bộ.

Vùng Tứ Giác Long Xuyên
Vùng Tứ Giác Long Xuyên bao gồm An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ. Nằm ở đầu nguồn của Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực này có địa hình trũng tự nhiên, hình thành nên vựa lúa lớn nhất cả nước. Sự đa dạng văn hóa của các dân tộc Kinh, Chăm và Khmer đã tạo nên những điểm đến độc đáo như Rừng tràm Trà Sư (An Giang), Chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang) và Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ). Cần Thơ, với vai trò trung tâm kinh tế và văn hóa, là điểm nhấn của tiểu vùng này.
Vùng bán đảo Cà Mau
Vùng bán đảo Cà Mau gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, nổi bật với vị trí giáp biển và diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước. Là cực Nam của tổ quốc, khu vực này thu hút du khách bởi các điểm đến như Đất mũi Cà Mau, Rừng U Minh Hạ (Cà Mau) và Chùa Dơi (Sóc Trăng). Du lịch sinh thái rừng ngập mặn và các lễ hội văn hóa Khmer là những đặc trưng nổi bật, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.
Bản đồ chi tiết các tỉnh miền Tây
Long An
- Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm: thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường và 13 huyện: Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Huệ, Thủ Thừa, Bến Lức, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Trụ, Đức Hòa, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Tân Trụ.
- Làng nổi Tân Lập và Nhà cổ Trăm Cột là những điểm đến lý tưởng để khám phá cảnh quan ngập nước và kiến trúc truyền thống. Với vị trí chỉ cách TP.HCM 45 km, Long An là điểm đến thuận tiện cho các chuyến du lịch ngắn ngày.

Tiền Giang
- Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm: thành phố Mỹ Tho, 2 thị xã là Gò Công, Cai Lậy và 8 huyện: Cái Bè, Châu Thành, Cai Lậy, Tân Phú Đông, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phước.
- Chùa Vĩnh Tràng và Lăng Hoàng gia mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử. Du khách còn có thể trải nghiệm du lịch sông nước tại các khu vực như di tích Ấp Bắc.

Bến Tre
- Tỉnh Bến Tre được chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm: thành phố Bến Tre và 8 huyện: Ba Tri, Châu Thành, Chợ Lách, Thạnh Phú, Giồng Trôm, Bình Đại, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam.
- Bến Tre được mệnh danh là “xứ sở của dừa”, Bến Tre thu hút du khách với Cồn Phụng, Sân chim Vàm Hồ và các cù lao xanh mát như Cồn Tiên, Cồn Ốc.

Vĩnh Long
- Tỉnh Vĩnh Long hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm: thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và 6 huyện: Trà Ôn, Tam Bình, Măng Thít, Bình Tân, Vũng Liêm, Long Hồ.
- Cù lao An Bình và Chợ nổi Trà Ôn mang đến trải nghiệm sông nước đặc trưng. Các di tích như Chùa cổ Long An và Đình Long Thanh cũng là điểm nhấn văn hóa.

Cần Thơ
- Thành phố Cần Giờ là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam cùng với Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Hải Phòng. Địa bàn thành phố Cần Giờ hiện được chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 5 quận là Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện là Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh.
- Cần Thơ là trung tâm của các tỉnh miền Tây, Cần Thơ nổi tiếng với Chợ nổi Cái Răng, Nhà cổ Bình Thủy và Vườn cò Bằng Lăng, mang lại cái nhìn toàn diện về văn minh sông nước.

Trà Vinh
- Tỉnh Trà Vinh được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm: thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và 7 huyện: Càng Long, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Cầu Kè, Châu Thành, Tiểu Cần.
- Chùa Vàm Rây và Biển Ba Động là những điểm đến nổi bật, kết hợp giữa văn hóa Khmer và cảnh quan biển độc đáo.

Hậu Giang
- Tỉnh Hậu Giang hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, trong đó bao gồm: 2 thành phố là Vị Thanh, Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ và 5 huyện là Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Vị Thủy.
- Chợ nổi Ngã Bảy và các di tích lịch sử như Di tích Tầm Vu mang đến trải nghiệm phong phú về văn hóa và thiên nhiên.

An Giang
- Địa bàn tỉnh An Giang hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm: 2 thành phố là Châu Đốc, Long Xuyên; 2 thị xã là Tân Châu, Tịnh Biên và 7 huyện gồm: An Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Tri Tôn, Phú Tân, Thoại Sơn, Châu Phú.
- Rừng tràm Trà Sư, Núi Sam và Di chỉ Óc Eo là những điểm đến không thể bỏ qua, phản ánh sự đa dạng văn hóa và thiên nhiên của vùng.

Kiên Giang
- Kiên Giang hiện có 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm: 3 thành phố là Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc và 12 huyện: An Minh, An Biên, Hòn Đất, Giang Thành, Kiên Lương, Giồng Riềng, Châu Thành, Gò Quao, Vĩnh Thuận, Tân Hiệp, U Minh Thượng, Kiên Hải.
- Đảo Phú Quốc và Đảo Nam Du là những thiên đường du lịch biển, kết hợp với các điểm văn hóa như Thạch Động và Chùa Hang.

Bạc Liêu
- Đơn vị hành chính tỉnh Bạc Liêu hiện có thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai và 5 huyện là Hòa Bình, Đông Hải, Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân.
- Nhà công tử Bạc Liêu và Chùa Xiêm Cán mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa, bên cạnh cảnh quan biển hoang sơ.

Sóc Trăng
- Tỉnh Sóc Trăng hiện được chia thành 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm: thành phố Sóc Trăng, 2 thị xã là Ngã Năm, Vĩnh Châu và 8 huyện: Châu Thành, Cù Lao Dung, Thạnh Trị, Trần Đề, Long Phú, Mỹ Tú, Kế Sách, Mỹ Xuyên.
- Chợ nổi Ngã Năm và Chùa Dơi là biểu tượng của vùng đất giao thoa văn hóa Kinh, Khmer.

Đồng Tháp
- Địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm: 3 thành phố là Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự và 9 huyện là Lai Vung, Châu Thành, Tháp Mười, Tân Hồng, Hồng Ngự, Lấp Vò, Thanh Bình, Tam Nông.
- Vườn quốc gia Tràm Chim và Gáo Giồng là những điểm đến lý tưởng cho du lịch sinh thái, khám phá hệ sinh thái ngập nước.

Cà Mau
- Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, trong đó bao gồm: thành phố Cà Mau và 8 huyện: Năm Căn, Cái Nước, Đầm Dơi, U Minh, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Thới Bình, Phú Tân.
- Đất mũi Cà Mau và Rừng U Minh Hạ mang đến trải nghiệm độc đáo về vùng đất cực Nam tổ quốc, với cảnh quan rừng ngập mặn ấn tượng.

(Nguồn Maisonoffice)
>> Xem thêm bài viết Nguồn cung căn hộ dưới 75 triệu/m2 chiếm chưa đến 15% thị trường sơ cấp
** Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Radanhadat thực hiện bài viết này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước. Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của bài viết nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.