Nhờ sở hữu quỹ đất rộng, mặt bằng giá thấp, hạ tầng được chú trọng phát triển,…. bất động sản công nghiệp Long An liên tiếp thu hút nguồn vốn đầu tư từ những “ông lớn” đổ bộ làm dự án trong những năm gần đây.
Hưởng lợi nhờ loạt hạ tầng được quy hoạch
Long An là một trong những tỉnh trực thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và nằm giáp ranh với TPHCM. Đây được xem là cửa ngõ quan trọng giúp kết nối 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là ĐBSCL và Đông Nam Bộ.
Hiểu được điều này, trong những năm gần đây, tỉnh Long An đã và đang tập trung hoàn thiện và phát triển hạ tầng để đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, nhờ kết cấu hạ tầng đồng bộ và đầu tư hoàn thiện nên đã nhận được những tín hiệu tích cực về kinh tế.
Hoàn thiện và nâng cấp các tuyến đường trọng điểm
Hiện, tỉnh Long An đã hoàn thành nhiều kế hoạch quan trọng đến năm 2020 về quy hoạch hạ tầng. Cụ thể, tỉnh đã hoàn thành việc mở rộng và nâng cấp các tuyến quốc lộ như:
- Quốc lộ 1A
- Quốc lộ 50
- Quốc lộ 62
- Quốc lộ N2 nối từ huyện Củ Chi – TPHCM đến vùng Đồng Tháp Mười sắp được khai thác trong tương lai gần
- Quốc lộ N1 đang chuẩn bị được đầu tư xây dựng
Thừa hưởng lợi thế từ các tuyến cao tốc được triển khai
Ngoài việc hoàn thiện nhiều quy hoạch hạ tầng quan trọng, tỉnh Long An còn được thừa hưởng lợi thế to lớn từ tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương (được đưa vào hoạt động từ năm 2010, rút ngắn thời gian di chuyển từ các tỉnh Tây Nam Bộ đến các tỉnh Đông Nam Bộ).
Bên cạnh đó, tuyển cao tốc Bến Lức – Long Thành vẫn đang trong quá trình đầu tư xây dựng. Dự kiến sau khi hoàn thành sẽ tạo bước nhảy vọt về sự kết nối của tỉnh Long An với hệ thống cảng quốc tế như: Cảng Hiệp Phước, cảng Cát Lái, cảng Cái Mép – Thị Vải,… và sân bay quốc tế Long Thành.
Xây dựng công trình trọng điểm làm giảm tắc nghẽn giao thông
Hiện tại, tỉnh Long An cũng đang triển khai xây dựng 03 tuyến đường giao thông trọng điểm nhằm giảm ách tắc giao thông và giảm chi phí vận tải cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng. Cụ thể:
- Trục động lực TP.HCM – Tiền Giang – Long An
- Đường 830
- Đường Vành Đai TP Tân An
Bất động sản công nghiệp Long An lên ngôi
Trong những năm gần đây, Long An đang là tỉnh thành có sức hút vốn đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp nhờ quỹ đất sạch và mặt bằng giá thấp hơn so với các tỉnh lân cận.
Nhiều doanh nghiệp lớn liên tục đổ dồn về Long An để đầu tư
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh Long An có đến 118 dự án FDI mới được cấp phép có tổng vốn đạt gần 603 triệu USD, 81 dự án điều chỉnh vốn gần 118 triệu USD. Trong tháng 3 năm nay, cả tỉnh thu hút 1.308 dự án mới với tổng số vốn hơn 13 tỷ USD và được vào TOP 10 địa phương thu hút FDI dẫn đầu cả nước.
Có thể thấy được, nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đã lựa chọn tỉnh Long An làm địa điểm mới để xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp, có thể kể đến Tập đoàn Suntory PepsiCo Việt Nam khởi công xây dựng nhà máy thứ 6 ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với số vốn đầu tư hơn 300 triệu USD, quy mô 20ha và dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào quý 1/2026.
Ngoài ra, tại tỉnh Long An cũng ghi nhận dấu ấn của nhiều ông lớn khác như: Mitsubishi, AEON, Yokorei, Lotte,… đã và đang đầu tư loạt dự án mới tại đây.
Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp mới đến năm 2030
Tính đến quý 1/2024, tỉnh Long An có tổng cộng 35 khu công nghiệp mới được thành lập với tổng diện tích quy hoạch hơn 9300 ha. Trong đó có 26 khu công nghiệp đủ điều kiện để tiếp nhận đầu tư, tổng diện tích đất sạch để cho thuê hơn 650ha.
Theo số liệu được Radanhadat.vn tổng hợp từ Báo Tuổi Trẻ, các khu công nghiệp tại tỉnh này hiện đã thu hút hơn 1900 dự án. Trong đó, 954 dự án FDI và 951 dự án trong nước, vốn đầu tư tương đương hơn 6600 triệu USD và 140000 tỷ VNĐ, có khoảng 183000 lao động đang làm việc tại khu công nghiệp.
Từ những động lực này, mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Long An sẽ phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp phát triển, với quy trình tự động hóa sản xuất tân tiến, tiếp nối động lực phát triển từ TPHCM đến các vùng ĐBSCL.
Trọng tâm phát triển khu đô thị công nghiệp sinh thái
Mô hình phát triển khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, từng có mặt tại tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai,… và trở thành điểm sáng thu hút vốn đầu tư khắp cả nước cho thị trường này.
Tỉnh Long An dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng nhờ những lợi thế sẵn có cùng đà phát triển hiện tại, việc định hướng phát triển đô thị sinh thái là một bước đi vững mạnh. Một số dự án phát triển theo mô hình này cũng đã dần xuất hiện:
- Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ tích hợp Prodezi với quy mô 500 ha tại Bến Lức, được phát triển theo định hướng xanh, sinh thái với 50% lượng điện được cung cấp từ các nguồn năng lượng tái tạo, công nghệ xử lý nước tiên tiến, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường,…
- Khu đô thị LA Home – Dự án cung cấp đa dạng loại hình nhà ở như: nhà phố, biệt thự, shophouse,… được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều đối tượng khách hàng.
Ngoài ra, tại Prodezi còn có hàng nghìn chỗ cư trú cho các chuyên gia, quản lý cấp cao, kỹ sư, lao động và những cụm khu công nghiệp liền kề.
Kết luận
Bất động sản công nghiệp Long An sở hữu nhiều lợi thế lớn từ vị trí địa lý, quỹ đất sạch, hạ tầng phát triển,… Do đó, nơi đây được kỳ vọng sẽ trở thành “vùng đất hứa” có cộng đồng dân cư đa dạng và nền kinh tế phát triển toàn diện
***Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Radanhadat.vn thực hiện tài liệu này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước.
Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của tài liệu nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.
Chúng tôi xử lý thông tin dựa trên nguồn đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không kiểm chứng nguồn tin và không đảm bảo tính chính xác.
Radanhadat.vn sở hữu độc quyền tài liệu và nội dung bên trong. Tài liệu không được phép sao chép toàn bộ hoặc một phần mà không có sự đồng ý của Radanhadat.vn.
>> Xem thêm: Tiềm năng bất động sản Bình Dương khi đón đầu làn sóng lao động