Tính diện tích đất là vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình giao dịch mua bán đất. Hoặc đơn giản như khi chúng ta muốn xây nhà, để bố trí vị trí cũng như sắp xếp các phòng thì bắt buộc phải nắm rõ kích thước các cạnh cũng như diện tích đất. Tuy nhiên, không phải mảnh đất nào cũng vuông thành, sắc cạnh khiến cho việc tính toán của chúng ta gặp nhiều khó khăn. Bạn không cần quá lo lắng, ngay sau đây, radanhadat.vn sẽ hướng dẫn cách tính diện tích đất bị méo chuẩn xác nhất.
Hình dạng một số lô đất trên thực tế hiện nay
Trong thực tế, các mảnh đất được chia với vô vàn các hình dạng khác nhau, hoàn toàn không có bất cứ một tiêu chuẩn nào cả. Tuy nhiên, vẫn có thể phân chia chúng thành những hình dạng đất sau đây:
Lô đất hình vuông
Đất hình vuông là dạng mà tất cả các cạnh được làm đều nhau, bằng phẳng. Nếu may mắn sở hữu lô đất này thì sẽ vô cùng thuận lợi đối với quá trình giao dịch.
Mẫu lô hình vuông được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Họ mong muốn sở hữu cho mình bởi rất thuận lợi trong quá trình xây dựng. Đồng thời, lô đất vuông cũng mang ý nghĩa phong thủy tốt, đẹp cả về mặt đất lẫn hướng. Xét về điều kiện khoa học thì lô vuông rất dễ để tối ưu hóa và có lợi cho nhà đầu tư.
Lô đất hình chữ nhật
Lô đất hình chữ nhật chính là dạng phổ biến nhất trong đời sống hiện nay. Bởi khi chia đất, chúng ta đều ưu tiên việc chia theo hình chữ nhật giúp tối ưu hóa diện tích sử dụng cũng như mặt tiền của thửa đất hướng ra đường.
Mặt tiền của các lô đất hình chữ nhất tối ưu nhất là trong khoảng từ 4m-5m trở lên. Chiều dài hoàn toàn không giới hạn tùy vào vị trí của từng khu đất.
Việc quy hoạch các công trình trên mảnh đất hình chữ nhất cũng rất dễ dàng. Phía trước sân vừa đủ để để xe, phía sau có thể làm công trình phụ hoặc vườn tược.
Lô đất hình tam giác
Lô đất tam giác không quá phổ biến và hiếm gặp bởi việc giao dịch khá khó khăn. Lý do là vì đất tam giác vừa khó tính toán để xây dựng đồng thời về mặt phong thủy không đẹp. Thường thì đất tam giác chỉ xuất hiện ở các lô góc trong khu đô thị để tiết kiệm diện tích hoặc những mảnh đất chi bị méo và sau khi chia theo hình chữ nhật thì còn lại.
Lô đất hình thang thót hậu và nở hậu
Các lô đất hình thang xuất hiện nhiều ở các vị trí ngã 3 hoặc ngã 4 và được đánh giá là vị trí đắc địa. Với vị trí thuận lợi như vậy thì chủ nhân có thể phát triển buôn bán, kinh doanh một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, mảnh đất hình thang nở hậu được ưu tiên mua nhiều hơn. Bởi theo ý nghĩa phong thủy, nở hậu tức là mặt tiền nhỏ và rộng dần về phía sau cũng như một cái hũ đựng tiền. Tiền đã vào là rất khó ra. Đồng thời, người sống trên mảnh đất đó cũng có hậu vận về sau.
Nhưng ngược lại, những lô đất thót hậu lại có mặt tiền thoáng đãng và rộng rãi, đảm bảo phù hợp cho kinh doanh, buôn bán. Vì thế, hãy cân nhắc kỹ dựa trên nhu cầu của mình để lựa chọn nhé.
Các bước đo diện tích đất phổ biến nhất
Đối với các thửa đất đẹp như hình vuông hay hình chữ nhật, việc đo đạc để tính diện tích không phải là vấn đề. Tuy nhiên, đối với những mảnh đất méo như hình tam giác, hình thang, thậm chí là lục giác, ngũ giác không đều thì việc tính toán chắc chắn sẽ vô cùng khó khăn. Vậy thì hãy cùng đến với cách tính diện tích đất ngay sau đây nhé.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ đo
Để tiến hành đo đất, việc đầu tiên chúng ta cần làm đó chính là chuẩn bị các loại dụng vụ. Trong đó, thước chính là dụng cụ quan trọng nhất.
Thước chuyên dùng cho việc đo đạc đất đai đó chính là thước dây cuộn có đơn vị đo là mét hoặc inch. Ngoài ra, bạn cũng cần đến 2 dụng cụ nữa để hỗ trợ cho việc ghi chép và tính toán diện tích đất đấy chính là máy tính và sổ sách.
Bước 2: Đo đất
Trong cách tính diện tích đất bị méo, chúng ta cần phải tuân theo 3 tiêu chí sau đây khi đo đất:
- Thứ nhất, tuyệt đối không được phép làm tròn số liệu cạnh của thửa đất đã đo được cho dù mảnh đất đó là vuông hay méo. Ví dụ: nếu bạn đo được 1 cạnh là 6,78m thì phải để nguyên như vậy chứ không được phép làm tròn lên 7m.
- Thứ 2, khi đo những mảnh đất có chiều dài tới hàng chục mét, chắc chắn không thể tránh được những tỉ lệ sai số rất có thể xảy ra. Thay vì đo 1 lần, bạn cần đo ít nhất là 2 lần sau đó so sánh với nhau để đảm bảo kết quả được chính xác nhất.
- Thứ ba, chúng ta cũng không nên đo 1 lần hết chiều dài của mảnh đất vì như thế sai số rất lớn. Thay vào đó, bạn hãy chia chúng ra các đoạn nhỏ để giúp cho độ chính xác cao hơn.
Bước 3: Đo chiều rộng mảnh đất
Hoàn thành việc đo chiều dài của mảnh đất, chúng ta chuyển thước sang đo chiều rộng. Tùy theo hình dáng thực tế, bạn điều chỉnh làm sao cho thật hợp lý. Trong quá trình đo chiều rộng, hãy làm tròn đến đơn vị centimet và không kém theo số lẻ thập phân ở sau.
Hướng dẫn cách tính diện tích đất bị méo chuẩn xác nhất
Cách tính diện tích đất bị méo về lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế, có nhiều thửa đất còn được phân chia phức tạp hơn rất nhiều. Nếu gặp phải trường hợp như vậy thì cách mà bạn có thể làm đó chính là chia đất thành các lô nhỏ với các hình dạng khác nhau giúp cho việc tính toán thuận tiện nhất.
Trong đó, bao gồm các hình như: hình vuông, hình tam giác, hình thang,… Sau đó, mới đo đạc từng phần và cuối cùng cộng tổng lại với nhau. Ngay sau đây sẽ là cách tính chi tiết đối với từng hình dáng đất khác nhau mà bạn có thể áp dụng cho mình.
Đất hình vuông
Công thức tính diện tích hình vuông với 4 cạnh bằng nhau đơn giản nhất trong số các cách tính các mảnh đất hiện nay. Bạn chỉ cần áp dụng đó là:
S = Cạnh (m) x Cạnh (m)
Như vậy, không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần đo 1 cạnh của thửa đất sau đó nhân với nhau là xong.
VD: Một thửa đất hình vuông sau khi tiến hành đo đạc có chiều dài cạnh là 10m. Vậy thì chúng ta áp dụng công thức tính diện tích đất sẽ ra tổng là: 10m x 10m = 100m2.
Đất hình tam giác
Công thức tính diện tích dành cho mảnh đất có hình hình tam giác là
S = (a x h)/2
Trong đó:
- a : Chiều dài một trong 3 cạnh của thửa đất đó.
- h : Chiều cao tam giác được tính từ đỉnh xuống cạnh đáy đối diện tạo thành một góc vuông.
Như vậy, với thửa đất này, chúng ta sẽ phải thực hiện 2 số đo đó là chiều dài của một cạnh và chiều cao. Sau đó, áp dụng công thức như trên là ra.
VD: Mảnh đất hình tam giác có chiều dài của một cạnh 20m, chiều cao 5m thì diện tích sẽ là (20m x 5m)/2 = 50m2.
Đất hình chữ nhật
Công thức tính diện tích của mảnh đất hình chữ nhật tương tự như đối với hình vuông đó là:
S = Chiều dài (m) x chiều rộng (m).
Trong quá trình đo đất, bạn cần đo chiều dài và chiều rộng rồi áp dụng công thức chung là được.
VD: Một mảnh đất hình chữ nhật sau khi chúng ta tiến hành đo đạc thu được kết quả lần lượt là: Chiều dài 20m, chiều rộng 5m. Áp dụng theo công thức trên sẽ cho diện tích là 20m x 5m = 100m2.
Đất hình thang
Cách tính diện tích đất bị méo hình thang, bạn cần đo 3 số liệu đó là 2 cạnh đáy và chiều cao. Chiều cao thửa đất hình thang được đo bằng cách hạ 1 đường thẳng giữa 2 điểm của cạnh đáy.
Sau khi biết được 3 số liệu trên, chúng ta tiến hành tính diện tích của mảnh đất hình thang theo công thức:
S = (cạnh đáy 1(m) + cạnh đáy 2(m)) x chiều cao (m).
VD: Để giúp bạn dễ hiểu hơn hãy cùng tính mảnh đất có chiều dài đáy 1 là 5m, chiều dài đáy 2 là 15m và chiều cao là 10m. Chúng ta sẽ thấy diện tích của mảnh đất này là (5 + 15) x 10 = 200m2.
Miếng đất méo hình đa giác
Trong thực tế, bạn có thể gặp nhiều hình dáng đất khác nhau mà chắc chắn không có bất cứ công thức nào để áp dụng. Bạn cần phải tùy cơ ứng biến theo từng tình huống xuất hiện mà thôi. Tuy nhiên, vẫn có một số mẹo nhỏ để áp dụng cho những trường hợp hy hữu này như sau:
- Cách tính diện tích đất hình tứ giác 4 cạnh không bằng nhau
Những mảnh đất có 4 cạnh không bằng nhau cần phải có sự tính toán cẩn thận và tỉ mỉ để không bị nhầm lẫn. Trước hết, hay đo từng cạnh của hình tứ giác và cộng lại để được chu vi của hình.
Tiếp đến, chọn điểm trung tâm của mảnh đất đó và kéo thước đến 1 cạnh của đa giác để đo trung đoạn. Cuối cùng, áp dụng theo công thức:
S = 1/2 x [chu vi (m) x trung đoạn (m2)]
VD: Chu vi của mảnh đất sao khi đo 4 cạnh cộng lại là 20m, trung đoạn 5m. Sau khi áp dụng công thức, chúng ta thu được diện tích của mảnh đất là ½ x (20 x 5) = 50m2.
- Cách tính diện tích mảnh đất hình ngũ giác không đều
Cách tính diện tích đất bị méo đối với ngũ giác không đều đó là chia chúng thành các phần nhỏ hình đa giác đều. Sau đó, áp dụng công thức tính ở trên đối với từng mảnh và cộng lại để được diện tích cuối cùng.
- Cách tính diện tích đối với các mảnh đất hình lục giác
Mảnh đất có hình lục giác đều, bạn chỉ cần đo 1 cạnh sau đó tính diện tích theo công thức:
S = (3√3 a2 )/2
Ngược lại, nếu mảnh đất lục giác cạnh không đều thì chúng ta chia nhỏ thành các thửa để tính và cuối cùng cộng lại với nhau.
Khi nào cần tính diện tích mảnh đất?
Như đã chia sẻ ở trên, việc thực hiện đo đạc diện tích các thửa đất được tiến hành trong nhiều trường hợp khác nhau. Có thể kể đến như: làm sổ đỏ, tách thửa, đo đạc để mua bán đất…
Đối với đất dự án, chủ đầu tư bđs càng cần phải tiến hành đo đạc một cách kỹ lưỡng để phân chia các khu vực giúp việc xây dựng dự án dễ dàng hơn.
Ngoài ra, trong các trường hợp rà soát lại đất đai tại địa phương để phân chia đất ở, đất công hay đất xen kẹt cũng cần phải đo đạc. Từ đó, có phương án quy hoạch và sử dụng đất một cách phù hợp.
Trên đây là cách tính diện tích đất bị méo đơn giản và nhanh chóng dành cho những ai đang quan tâm. Bạn hãy lưu lại ngay cho mình để sử dụng khi cần hoặc liên hệ đến radanhadat.vn để nhận hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất nhé.