Đất đai Việt Nam được phân thành 03 nhóm chính và được ký hiệu riêng biệt trên bản đồ địa chính. Trong đó, đất BCS là thuật ngữ còn khá xa lạ với nhiều người. Vậy hãy cùng Radanhadat.vn khám phá về đất BCS là gì, phân loại và những quy định cần biết về đất BCS nhé.

    Đất BCS là gì?

    Đất BCS là ký hiệu viết tắt của đất bằng chưa được sử dụng trên bản đồ địa chính. Căn cứ vào Luật Đất đai năm 2013, BCS được phân loại thuộc nhóm đất chưa sử dụng. Đây là loại đất chưa được sử dụng hoặc khai thác cho bất kỳ mục đích cụ thể nào. Cũng có thể là đất trống không có bất kỳ cấu trúc hay công trình nào trên đó, không được trồng cây hoặc sử dụng cho hoạt động nông nghiệp, không được phát triển thành khu dân cư, công nghiệp hoặc thương mại, và không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.

    Đất BCS là gì?

    Đất chưa sử dụng có thể là khu vực hoang dã, vùng đất hoang sơ không được khai thác hay canh tác, hoặc là các khu vực trống không trên đô thị mà chưa được sử dụng cho bất kỳ mục đích xây dựng nào.

    Đất BCS có những loại nào?

    Hiện nay, đất BCS được phân loại thành:

    • Cao nguyên: là địa hình phẳng hoặc đồng bằng nằm ở một độ cao nhẹ so với các khu vực xung quanh. Cao nguyên có thể nằm ở độ cao từ vài trăm mét đến hàng nghìn mét so với mặt nước biển, và có thể rộng lớn đến hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn kilomet vuông.
    • Thung lũng: là một loại địa hình tự nhiên được hình thành do sự mài mòn của nước, gió hoặc bởi các hiện tượng địa chất khác trên thời gian dài. Thung lũng thường là những khu vực thấp hơn xung quanh, với dạng hình chữ U hoặc chữ V, và thường có dòng sông hoặc con sông chảy qua.
    • Vùng bằng phẳng ở đồng bằng: là một loại địa hình phẳng, thấp và rộng lớn, không có sự biến đổi đáng kể trong độ cao trên mặt đất. Thường được hình thành bởi sự lắng đọng từ những con sông lớn hoặc dòng chảy nước khác trong thời gian dài. 

    Quy định của pháp luật liên quan đến đất BCS

    Căn cứ vào Luật Đất Đai năm 2013, ta có những quy định cụ thể về đất BCS sau đây:

    Đối với cơ quan có trách nhiệm quản lý:

    đất bcs là gì
    • UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý và bảo vệ đất BCS chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.
    • UBND cấp tỉnh quản lý đất BCS tại các đảo chưa có dân cư ở.
    • Tất cả các vấn đề liên quan đến quản lý đất BCS phải được thực hiện theo quy định Chính phủ đưa ra.

    Đối với quy định đưa đất BCS vào sử dụng:

    • Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND các cấp sẽ có kế hoạch đầu tư, phục hóa, khai hoang, cải tạo đất để đưa đất BCS vào sử dụng.
    • Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình đầu tư để đưa đất BCS vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
    • Đối với phần diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông lâm ngư nghiệp, hoặc làm muối tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất
    Nguồn: Cafeland

    Đối với biện pháp đưa đất BCS vào sử dụng:

    Căn cứ vào Điều 59 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, ta có thể hiểu cụ thể như sau:

    • Nhà nước ban hành chính sách đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng tại các vùng biên giới, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng nhiều đất nhưng ít dân cư sinh sống, vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn để thực hiện kế hoạch đưa đất BCS vào sử dụng; có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp nào giao đất, hoặc cho thuê đất BCS để đưa vào sử dụng
    • UBND cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được việc cho phép chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sử dụng sang các mục đích khác và các nguồn kinh phí hợp pháp khác nhằm phục vụ việc cải tạo, khai hoang đưa đất BCS vào sử dụng.
    Nguồn: Cafeland

    Một số vấn đề liên quan về đất BCS được quan tâm

    Radanhadat.vn đã tổng hợp lại những thông tin về đất BCS được nhiều đọc giả quan tâm nhất:

    Thời hạn sử dụng đất BCS được quy định là bao lâu?

    đất bcs

    Căn cứ vào Khoản 3 Điều 132 Luật đất đai 2013, đất BCS được quy định sử dụng không quá 05 năm dưới hình thức đấu giá đất. Đất được UBND cấp xã giao cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình thuê với mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản,… Khoản tiền thu được từ việc cho thuê đất BCS sẽ nộp vào ngân sách nhà nước. Số tiền này sẽ được sử dụng cho mục đích an sinh xã hội, nhu cầu công ích tại phường, xã nơi có đất BCS.

    Nghĩa vụ của người sử dụng đất BCS là gì?

    Theo Điều 170 Luật đất đai năm 2013, nghĩa vụ chung của người sử dụng đất BCS được quy định như sau:

    • Sử dụng đất BCS đúng mục đích, đúng thửa và phải phù hợp với các quy định về sử dụng độ cao trên không, độ sâu mặt đất, bảo vệ các công trình công cộng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    • Người sử dụng phải thực hiện đăng ký, kê khai đất đai; giải quyết các thủ tục chuyển nhượng, cho thuê, thuê lại, thừa kế hoặc tặng, cho quyền sử dụng đất.
    • Thực hiện nghĩa vụ tài chính (các khoản phí, thuế,… ) theo đúng những điều pháp luật đã quy định.
    • Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, tuyệt đối không xâm hại đến lợi ích hợp pháp của những người sử dụng đất liên quan.
    • Nhà nước có quyết định thu hồi đất BCS khi hết thời hạn sử dụng đất mà cơ quan nhà nước không gia hạn sử dụng thì đất BCS sẽ được phân chia lại.

    Đất BCS khi canh tác có được bồi thường không?

    Điều 76 Luật đất đai 2013 có quy định rõ đất BCS khi đang canh tác không nhận được bồi thường. Tuy nhiên, sẽ được bồi thường vào ngân sách góp vốn đầu tư vào đất đối với các trường hợp sau:

    • Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất
    • Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất
    • Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả 1 lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất. Không bao gồm trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng
    • Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
    • Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn
    Nguồn: Bất động sản

    Kết luận

    Vậy Radanhadat.vn đẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về đất BCS là gì, quy định và một số vấn đề liên quan về đất BCS. Đừng quên theo dõi các kiến thức hữu ích khác của chúng tôi tại chuyên mục Mua bán nhà đất!

    Chia sẻ.
    error: Nội dung này đã được bảo vệ!!