Phân loại tài sản thế chấp
Tài sản có thể được dùng để thế chấp ngân hàng bao gồm 2 loại:
Tài sản hữu hình và tài sản vô hình là hai loại tài sản chính được phân loại dựa trên tính chất vật lý và cảm nhận được của chúng:
- Tài Sản Hữu Hình:
Là những tài sản có thể cảm nhận được bằng giác quan, có hình dáng và kích thước cụ thể.
– Ví Dụ:
– Bất động sản như nhà cửa, đất đai.
– Phương tiện di chuyển như ô tô, xe máy.
– Trang thiết bị, máy móc.
– Hàng hóa, sản phẩm tồn kho.
– Tài sản cá nhân như trang sức, đồng hồ, đồ nghệ thuật.
– Đặc Điểm: Tài sản hữu hình thường dễ đánh giá về giá trị, dễ bán hoặc chuyển nhượng, và thường được sử dụng làm tài sản thế chấp trong các giao dịch tài chính.
- Tài Sản Vô Hình:
Là những tài sản không có hình dáng vật lý cụ thể, thường liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ hoặc các giá trị không thể cảm nhận được bằng giác quan.
– Ví Dụ:
– Quyền sở hữu trí tuệ như bản quyền, sáng chế, nhãn hiệu.
– Phần mềm, cơ sở dữ liệu.
– Quyền sử dụng và khai thác tài nguyên.
– Danh tiếng thương hiệu, uy tín doanh nghiệp.
– Hợp đồng, quyền thuê và giấy phép.
– Đặc Điểm: Tài sản vô hình thường khó đánh giá về giá trị hơn và không thể chạm vào được. Chúng thường có giá trị dựa trên tiềm năng sinh lời, độc quyền sử dụng hoặc thông tin.
Quy trình vay thế chấp bằng tài sản khác
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và đánh giá sơ bộ
Bạn hãy liên hệ với một chuyên viên tín dụng uy tín mà bạn quen biết, chuyên viên tín dụng có thể đánh giá sơ bộ mức vay bạn có thể được duyệt bằng cách kiểm tra nhanh điểm trong thẻ tín dụng và lịch sử tín dụng của bạn (CIC) và khả năng thanh toán của bạn.
Những loại giấy tờ dưới đây sẽ rất quan trọng trong quy trình thủ tục vay thế chấp mua nhà:
- Hộ chiếu hoặc CCCD
- Hộ khẩu hoặc KT3
- Giấy xác nhận tình trạng độc thân/kết hôn
- Hồ sơ chứng thực mục đích vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng cho vay
- Hợp đồng mua bán/đặt cọc chung cư
- Chứng từ thanh toán đối với các lần thanh toán bằng vốn tự có
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu của bất động sản định mua và hợp đồng mua bán
Đối với hồ sơ liên quan đến nguồn thu nhập trả nợ
- Nếu nguồn thu nhập từ phụ cấp, lương hoặc các khoản tiền khác tương đương, bạn cần chuẩn bị: Sao kê bảng lương, giấy xác nhận lương của công ty, hợp đồng lao động và bảng thanh toán tiền lương có dấu mộc.
- Nếu nguồn thu nhập từ việc cho thuê tài sản: Bạn cần chuẩn bị chứng từ nhận tiền thuê 3 kỳ mới nhất hoặc hợp đồng cho thuê tài sản, giấy tờ pháp lý của tài sản cho thuê và ảnh chụp minh chứng tài sản cho thuê.
- Nếu nguồn thu nhập đến từ việc kinh doanh. Bạn cần chuẩn bị giấy đăng ký kinh doanh, báo cáo doanh thu 6 tháng gần đây nhất và báo cáo tài chính.
- Nếu có khoản vay tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác, bạn cần chuẩn bị thêm một số hồ sơ như hợp đồng tín dụng, sao kê tài khoản thanh toán.
Bước 2: Thẩm định tài sản thế chấp
- Sau khi tiếp nhận thông tin và yêu cầu vay vốn từ bạn, bộ phận thẩm định từ ngân hàng sẽ thẩm định qua điện thoại hoặc thực tế tại nơi làm việc hoặc cư trú.
- Khi đã hoàn tất quá trình thẩm định qua điện thoại hoặc trực tiếp tại nơi làm việc/nơi cư trú, ngân hàng sẽ giới thiệu cho bạn một công ty định giá tài sản.
- Ngân hàng gửi thông tin tài sản đến công ty định giá. Công ty định giá sẽ liên hệ và ký hợp đồng dịch vụ định giá với bạn, phí dịch vụ thẩm định sẽ cho bạn (người mua) trả.
- Công ty thẩm định tiến hành thẩm định tài sản thế chấp.
- Trong vòng 1-2 ngày công ty thẩm định trả báo cáo và kết quả thẩm định, gửi về ngân hàng. Giá trị tài sản sau khi định giá sẽ quyết định số tiền bạn có thể vay.
Bước 3: Thẩm định, phê duyệt khoản vay và giải ngân
Ngân hàng thẩm định khoản vay của bạn khi kiểm tra:
- Kết quả thẩm định tài sản thế chấp do công ty thẩm định báo cáo
- Điểm trong thẻ tín dụng và lịch sử tín dụng của bạn (CIC)
- Khả năng thanh toán của bạn (thu nhập, các khoản vay/nợ khác nếu có…)
Bạn sẽ nhận được kết quả phê duyệt khoản vay trong 2-3 tuần. Nếu bạn đồng ý với khoản vay đó, ngân hàng phát hành hợp đồng vay giữa bạn (người vay) và ngân hàng, hợp đồng này có hiệu lực trong vòng 30 ngày.
Bạn cần đọc kỹ hợp đồng và đặc biệt lưu ý những thông tin:
- Tổng số tiền được vay
- Lãi suất (lãi suất có thể được ưu đãi cố định trong 2 năm đầu, những năm về sau lãi suất “thả nổi”)
- Thời hạn vay
- Lãi suất phạt khi không trả nợ đúng hạn
- Phí phạt tất toán trước hạn
Ngân hàng sẽ giải ngân khoản tiền cho bên vay vào 1 tài khoản bị phong tỏa tạm thời của người vay.
Bước 4: Ký Hợp đồng Thế chấp Quyền sử dụng và gỡ phong tỏa
- Người mua/vay ký hợp đồng vay với ngân hàng tại phòng công chứng
- Người mua/vay và ngân hàng cùng đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên môi trường, làm đơn thông báo thế chấp tài sản
- Ngân hàng giữ sổ đỏ và gỡ phong tỏa tài khoản cho người vay.
Kết thúc quy trình vay thế chấp.