Trước cả khi thông tin Bình Dương sáp nhập TP.HCM trở thành tâm điểm chú ý, thị trường bất động sản nơi đây đã gây dựng được một thế “kiềng ba chân” vững chãi: hạ tầng – kinh tế – khả năng thu hút dân cư. Điều này cho thấy, giá trị thực của bất động sản không nằm ở những cơn sóng tâm lý nhất thời, mà ở nền móng được đầu tư bài bản, có chiều sâu.
Sáp nhập TP.HCM: Cơ hội cộng hưởng hay chỉ là chất xúc tác tâm lý?
Theo thống kê từ chuyên gian trong thời gian 2015 đến 2025, giá bất động sản tại Bình Dương đã tăng đến 700% – vượt xa nhiều tỉnh vệ tinh khác. Sự tăng trưởng này không phải hiệu ứng nhất thời, mà đến từ quy hoạch chiến lược lâu dài: kết nối giao thông xuyên vùng, chính sách thu hút đầu tư, tỷ lệ nhập cư đứng đầu cả nước và chất lượng dịch vụ sống ngày càng hoàn thiện.
Bình Dương hiện sở hữu 5 bệnh viện quốc tế, mật độ trung bình 7 cơ sở y tế/100km², 11 trường học/100km² và 9 trường quốc tế – những con số cho thấy sức hấp dẫn bền vững với cả người mua ở thực lẫn nhà đầu tư cho thuê. Ngoài ra, cứ 5 người ở Bình Dương thì 1 người là dân nhập cư, chủ yếu làm việc tại hơn 29 khu công nghiệp trên địa bàn – một yếu tố kéo theo nhu cầu nhà ở rất lớn.
>> Có cần làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập tỉnh thành?
Khi thông tin Bình Dương sáp nhập TP.HCM được lan truyền, thị trường lập tức sôi động trở lại, đặc biệt tại các khu vực giáp ranh như Thuận An. Chỉ riêng trong tháng 3/2025, lượng tìm kiếm bất động sản tại Thuận An tăng 57% so với tháng liền trước, dẫn đầu toàn khu vực.
Theo giới chuyên gia, sáp nhập tỉnh không tự tạo nên giá trị, mà chỉ là cú hích tâm lý khiến người mua tự tin và ra quyết định nhanh hơn, với điều kiện khu vực đó đã sở hữu nội lực đủ mạnh. Với Bình Dương, đó là mạng lưới hạ tầng đang thi công rầm rộ như Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đường sắt đô thị số 2 nối với metro 3B TP.HCM…
Trong đó, dự án mở rộng Quốc lộ 13 đoạn qua Thuận An được xem là mảnh ghép quan trọng, với kế hoạch mở rộng lên 60m, dự kiến hoàn thành vào 2027–2028. Khi đưa vào vận hành, trục này sẽ mở ra tiềm năng rất lớn cho phát triển khu đô thị, bất động sản công nghiệp và nhà ở thương mại ở cửa ngõ Đông Bắc TP.HCM.
Tương lai của thị trường: Siêu đô thị và giá trị kép
Nếu Bình Dương sáp nhập TP.HCM thành hiện thực, không chỉ hình thành một siêu đô thị mới mà còn tạo lợi thế cạnh tranh về kinh tế và bất động sản cho toàn vùng TP.HCM mở rộng. Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tăng hiệu quả đầu tư công và giúp nhà đầu tư thu được lợi ích dài hạn nhờ vị trí chiến lược và giá trị gia tăng kép.

Tuy nhiên, giới chuyên môn vẫn nhấn mạnh: đừng đầu tư chỉ vì “tin nóng”, hãy chọn khu vực có nền tảng bền vững. Với Bình Dương, điều này đã được chứng minh suốt một thập kỷ qua, với đà tăng giá ổn định, tỷ lệ hấp thụ tốt, quy hoạch rõ ràng và sức cầu thực sự mạnh mẽ.
** Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Radanhadat thực hiện bài viết này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước. Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của bài viết nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.