Giá 1 ha đất rừng bao nhiêu là điều được nhiều người quan tâm. Bởi hiện nay, lợi nhuận mang lại từ đất rừng rất cao. Mặc dù bạn phải mất khoảng từ 5-10 năm để đầu tư vào đất rời mới sinh lời. Nhưng nhiều đại gia bất động sản vẫn bỏ ra hàng tỷ để thuê đất rừng. Radanhadat.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về những vấn đề có liên quan đến vấn đề này.
Đất rừng là gì?
Đất rừng là loại đất thuộc nhóm đất công nghiệp. Chúng được sử dụng vào mục đích chính là sản xuất nông, lâm nghiệp và cả nuôi trồng thuỷ sản.
Theo như Điểm C, Khoản 1 của Điều 10 Luật Đất đai, đất rừng được chia thành 2 loại là:
- Rừng sản xuất : Là loại rừng được trồng bằng vốn của chủ đầu tư hoặc trồng bằng vốn ngân sách nhà nước.
- Rừng tự nhiên : Là những khu rừng đã tồn tại lâu năm hoặc phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, hoàn toàn không có sự can thiệp của con người.
Hiện nay, diện tích rừng của nước ta là 78,3 nghìn ha. Trong đó, các tỉnh phía Bắc có diện tích đất rừng nhiều nhất chiếm đến gần 76ha. Tại các tỉnh phía Nam do thuộc vào vùng khí hậu khô nên không được quy hoạch để phát triển dừng, hạn chế cháy rừng.
Đất rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều hoà môi trường sống, phát triển kinh tế và ổn định đời sống. Chính vì thế, Nhà nước đã đưa ra Luật Đất rừng 1993, 2003, 1993. Đặc biệt phải kể đến Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 được xây dựng chi tiết và bài bản.
Quy định của Luật đất đai về các loại đất rừng
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2023, đất rừng được chia thành 3 loại đó là đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ. Cụ thể:
Rừng sản xuất
Là loại đất được sử dụng để sản xuất và kinh doanh gỗ, lâm sản, động vật rừng là chính. Cùng với đó, hiện nay rừng sản xuất đã được mở rộng thêm mục đích bảo vệ môi trường sinh thái.
Đối tượng được đầu tư, khai thác và sử dụng rừng sản xuất bao gồm:
- Tổ chức kinh tế
- Hộ gia đình
- Cá nhân trong nước
- Người Việt Nam đang định cư tại nước ngoài
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu muốn đầu tư vào đất rừng Việt Nam.
Tương ứng với từng đối tượng khác nhau sẽ có cách thức sử dụng khác nhau.
Rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng để bảo vệ đất, nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu… Đồng thời, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Điểm đặc điểm của rừng phòng hộ đó là mục đích bảo vệ môi trường của chúng. Tầm quan trọng của các loại rừng này là rất lớn vì thế, loại rừng này sẽ được Nhà nước trao trực tiếp cho nhà quản lý.
Chúng được trồng ở các khu vực khác nhau, nhất là những nơi có chức năng phòng hộ đặc thù, địa hình hiểm trở, giúp bảo vệ cuộc sống, tài sản của nhà nước, tính mạng người dân.
Rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng sẽ được sử dụng vào những mục đích sau:
- Bảo tồn thiên nhiên
- Bảo vệ gen của các loài thực vật và động vật
- Được chọn làm mẫu tiêu chuẩn cho hệ sinh thái rừng quốc gia
- Bảo tồn văn hóa, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
- Phục vụ cho quá trình nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu
- Phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
Cũng giống như đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sẽ được Nhà nước giao trực tiếp cho các tổ chức quản lý rừng. Chúng giúp quản lý và bảo vệ theo quy hoạch chung của Nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước xây dựng kế hoạch sử dụng theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Giá 1 ha đất rừng là bao nhiêu?
Đất rừng quan trọng như vậy nên không có lý do gì để chúng ta bỏ qua việc đầu tư vào khu vực này. Vậy giá 1 ha đất rừng là bao nhiêu?
Khung giá đất rừng sản xuất được Nhà nước quy định cụ thể tại Điều III theo Nghị định 96/2019/NĐ-CP như sau:
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2
Loại xã Vùng kinh tế |
Xã đồng bằng |
Xã trung du |
Xã miền núi |
|||
Giá tối thiểu |
Giá tối đa |
Giá tối thiểu |
Giá tối đa |
Giá tối thiểu |
Giá tối đa |
|
1. Vùng trung du và miền núi phía ở Bắc Việt Nam |
7,0 |
33,0 |
4,0 |
45,0 |
2,0 |
25,0 |
2. Vùng đồng bằng sông Hồng |
12,0 |
82,0 |
11,0 |
75,0 |
9,0 |
60,0 |
3. Vùng Bắc Trung bộ |
3,0 |
30,0 |
2,0 |
20,0 |
1,5 |
18,0 |
4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ |
4,0 |
60,0 |
3,0 |
45,0 |
1,0 |
40,0 |
5. Vùng Tây Nguyên |
1,5 |
50,0 |
||||
6. Vùng Đông Nam bộ |
9,0 |
190,0 |
12,0 |
110,0 |
8,0 |
150,0 |
7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long |
8,0 |
142,0 |
Cách xác định khung giá đất rừng như thế nào?
Khung giá đất được sử dụng để làm căn cứ giúp cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể xây dựng cũng như điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương của mình. UBND tỉnh căn cứ tình hình thực tế địa phương để quy định mức giá đất tối đa trong bảng giá đất.
Theo quy định, bảng giá đất sẽ điều chỉnh không quá 20% so với mức giá cao nhất của cùng loại đất nằm trong khung giá đó. Bảng giá được xây dựng dựa trên Điểm a, Khoản 3, Điều 11 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
Có nên mua đất rừng thời điểm này không?
Sau khi biết giá 1 ha đất rừng hiện nay là bao nhiêu, hẳn nhiều người cũng đã phần nào có được sự lựa chọn cho mình về việc có nên đầu tư vào sản phẩm này hay không. Để chắc chắn hơn, hãy cùng đánh giá chi tiết về ưu điểm và nhược điểm khi mua đất rừng sản xuất trước khi quyết định xuống tiền nhé.
Ưu điểm
Trước hết, về ưu điểm khi đầu tư vào đất rừng sản xuất, chúng ta có thể nhìn nhận dựa trên những khía cạnh sau:
- Tiềm năng sinh lời:
Giá trị của đất rừng sẽ tăng lên một cách đáng kể nhờ vào những yếu tố đó là:
- Tài nguyên rừng ngày càng trở nên khan hiếm do khai thác quá mức.
- Nhu cầu về khai thác gỗ cũng như các sản phẩm lâm nghiệp hiện nay ngày càng tăng.
- Những thay đổi trong chính sách đất đai cũng tác động không nhỏ đến việc tăng giá đất rừng.
Khi chúng ta trồng và khai thác rừng một cách bền vững chắc chắn sẽ tạo nguồn thu ổn định. Việc bán gỗ, lâm sản cũng như làm du lịch sinh thái chính là những loại hình dịch vụ mà bạn có thể được hưởng từ việc đầu tư vào rừng.
- Bảo vệ tài sản:
Đất rừng sản xuất là kênh đầu tư ổn định và ít bị chịu ảnh hưởng bởi những biến động bất thường từ thị trường bất động sản hiện nay. Giá trị của đất rừng luôn tăng trưởng một cách ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, việc sở hữu đất rừng cũng giúp bảo vệ tài sản của bạn trước nhiều rủi ro có liên quan đến mất giá do lạm phát.
- Góp phần bảo vệ môi trường:
Những cánh rừng được ví như những lá phổi xanh của con người. Chính vì thế, nhà nước luôn khuyến khích các nhà đầu tư chuyển hướng sản đầu tư vào đất rừng. Trồng rừng chính là cách giúp gây dựng lại lá phổi xanh, cải thiện chất lượng môi trường sống.
Đặc biệt, rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, giảm thiểu xói mòn – những vấn đề đang rất nóng hiện nay. Cùng với đó, đây còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm khi đầu tư vào đất rừng, chúng ta cũng phải nhìn nhận thẳng thắn hạn chế đó là:
- Rủi ro pháp lý:
Việc sở hữu và sử dụng đất rừng hiện nay được Nhà nước quy định chặt chẽ bởi pháp luật. Bởi đây là tài sản bất động sản quan trọng và hoàn toàn khác biệt.
Một điểm cần chú ý có liên quan đến đất rừng đó là các quy định này có thể thay đổi theo thời gian. Như vậy, cũng sẽ kéo theo những bất ổn, rủi ro đối với các nhà đầu tư.
Ngoài ra, quá trình để tiến hành xác minh tính pháp lý của đất rừng hiện nay cũng đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao và thủ tục phức tạp. Những vấn đề có liên quan đến tranh chấp về quyền sở hữu rất dễ xảy ra.
- Rủi ro thị trường:
Thị trường đất rừng sản xuất hiện nay đang phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, chúng bị chi phối nhiều bởi:
- Chính sách của nhà nước có liên quan đến quản lý rừng, thuế…
- Biển động giá cả của gỗ, sản phẩm lâm nghiệp trên thị trường.
- Tình hình thời tiết.
- Rủi ro liên quan đến quản lý:
Quản lý một khu rừng sản xuất không phải điều đơn giản. Nó đòi hỏi người có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm. Muốn đầu tư vào rừng phải hiểu 3 yếu tố:
- Kỹ thuật trồng rừng
- Kỹ thuật bảo vệ rừng
- Khai thác rừng bền vững.
Trong quá trình quản lý cũng sẽ gặp phải các vấn đề như: rừng bị phá hoại, cháy rừng… Điều này không chỉ giảm năng suất và chất lượng rừng mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Lưu ý khi mua bán đất rừng
Khi muốn đầu tư, bạn không chỉ cần biết giá 1 ha đất rừng bao nhiêu mà còn cần phải có cho mình những kinh nghiệm sau đây:
- Đất rừng sản xuất bắt buộc phải có sổ xanh hoặc sổ đỏ thì mới nên đầu tư.
- Bạn cần phải kiểm tra thật kỹ khu rừng mình đang muốn đầu tư xem có gặp phải những tranh chấp, vướng vào các vấn đề pháp lý hay bị cầm cố ngân hàng không.
- Mảnh đất rừng đó có đang nằm trong diện quy hoạch hay không. Nếu có thì tốt nhất không nên xuống tiền.
- Đất rừng được rao bán ngày càng rầm rộ dẫn đến cơn sốt “giá ảo”. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi đầu tư. Nên so sánh với khu lân cận để tránh bị hớ, mua phải giá cao.
- Không nên mua đất rừng sản xuất qua trung gian hoặc cò mồi. Tốt nhất hãy mua đất chính chủ hoặc qua công ty môi giới bất động sản uy tín.
- Trong trường hợp mua đất rừng sản xuất vẫn chưa có sổ đỏ, chúng ta cũng phải yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ giấy tờ để đảm bảo rằng tránh gặp phải những rủi ro về pháp lý sau này.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp về đất rừng
Liên quan đến giá 1 ha đất rừng có rất nhiều vấn đề khác nhau. Theo tổng hợp của radanhadat.vn, có 2 nội dung được nhiều nhà đầu tư bất động sản quan tâm nhất là:
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc định giá rừng, khung giá rừng là gì?
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc định giá của đất rừng sẽ được thực hiện theo Điều 16 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT như sau:
- Tham mưu cho lãnh đạo ủy ban nhân dân cấp tỉnh của mình tổ chức thực hiện Thông tư này. Đồng thời, ban hành khung giá rừng tại địa phương mình.
- Tổ chức kiểm tra và xử lý những vấn để phát sinh có liên quan đến việc định giá đất rừng.
- Ban hành khung giá đất rừng thuộc thẩm quyền.
- Báo cáo tình hình xây dựng khung giá rừng, định giá rừng của địa phương cho UBND tỉnh và cơ quan cấp trên.
Trình tự định giá rừng trồng hiện nay như thế nào?
Trình tự đánh giá đất rừng sẽ được thực hiện dựa trên căn cứ tại Điều 9 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT:
- Bước 1 : Tiến hành khảo sát và thu thập, tổng hợp thông tin có liên quan đến hiện trạng rừng. Trong đó bao gồm cả công trình, kết cấu hạ tầng có liên quan, gắn liền với mục đích bảo vệ, phát triển rừng tại ngay thời điểm định giá.
- Bước 2 : Thu thập, tổng hợp số liệu liên quan đến chi phí đã đầu tư vào việc cải tạo rừng tính từ thời điểm đầu tư cho đến thời điểm định giá.
- Bước 3 : Xác định dự kiến nguồn thu nhập của rừng tại thời điểm định giá.
- Bước 4 : Xác định mức lãi suất bình quân của gói tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 01 năm tại ngân hàng thương mại đặt trên địa bàn có rừng vào đúng thời điểm định giá.
- Bước 5 : Xác định các khoản lãi suất quy định tương ứng với lãi tiền gửi ngân hàng mà chủ đầu tư đã phải bỏ ra tính đến thời điểm định giá.
- Bước 6 : Trên cơ sở các thông tin đã thu thập và tổng hợp được, tiến hành định giá rừng trồng.
Có thể thấy, việc đầu tư vào đất rừng hiện nay mang đến nhiều lợi ích khác nhau. Nhưng bạn vẫn cần cân nhắc giá 1 ha đất rừng cũng như các điều kiện khác trước khi quyết định xuống tiền.
***Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Radanhadat.vn thực hiện tài liệu này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước.
Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của tài liệu nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.
Chúng tôi xử lý thông tin dựa trên nguồn đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không kiểm chứng nguồn tin và không đảm bảo tính chính xác.
Radanhadat.vn sở hữu độc quyền tài liệu và nội dung bên trong. Tài liệu không được phép sao chép toàn bộ hoặc một phần mà không có sự đồng ý của Radanhadat.vn.