Sổ hồng là tên thường gọi của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng, có tính pháp lý cao, giúp xác nhận quyền sử dụng và quyền sở hữu nhà đất của người dân. Sổ hồng sẽ được cấp cho các chủ sở hữu đáp ứng đủ điều kiện và không phải mảnh đất nào cũng được cấp sổ hồng. Vậy diện tích đất bao nhiêu thì được cấp sổ hồng? Quy định về việc cấp sổ hồng thế nào? Thông tin chi tiết sẽ được Radanhadat chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Diện tích đất bao nhiêu thì được cấp sổ hồng?
Hiện nay, theo Điều 143 và 144 của Luật Đất đai 2013, diện tích đất được cấp sổ hồng tối thiểu và tối đa cho cá nhân và hộ gia đình sẽ do UBND tỉnh quyết định dựa trên các tiêu chí sau:
- Quỹ đất thực tế tại địa phương.
- Điều kiện kinh tế xã hội và mật độ dân số trong khu vực.
- Kế hoạch quy hoạch chi tiết, bao gồm quy hoạch khu dân cư ở nông thôn hoặc khu đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Vì vậy, với câu hỏi “diện tích đất bao nhiêu thì được cấp sổ hồng” sẽ không có câu trả lời cụ thể, vì điều này còn phụ thuộc vào từng địa phương. Tuy nhiên, điểm chung của các quyết định về diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ của UBND tỉnh là: phần đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo không nhỏ hơn hạn mức giao đất tối thiểu.
Dưới đây là bảng thống kê diện tích đất tối đa và tối thiểu được cấp sổ hồng tại các địa phương trên cả nước, bạn có thể tham khảo:
Tỉnh thành |
Diện tích đất tối thiểu – tối đa được cấp sổ hồng |
|
Hà Nội |
30m2 – 300m2 |
|
TP. Hồ Chí Minh |
Từ 36m2 trở lên |
|
Đà Nẵng |
Từ 50m2 trở lên |
|
Hải Phòng |
50m2 – 200m2 |
|
Cần Thơ |
Từ 40m2 trở lên |
|
An Giang |
Từ 35m2 trở lên |
|
Bà Rịa – Vũng Tàu |
Từ 36m2 trở lên |
|
Bạc Liêu |
Từ 25m2 trở lên |
|
Bắc Giang |
Từ 24m2 trở lên |
|
Bắc Kạn |
Từ 30m2 trở lên |
|
Bắc Ninh |
Từ 40m2 trở lên |
|
Bến Tre |
100m2 – 500m2 |
|
Bình Dương |
Từ 60m2 trở lên |
|
Bình Định |
Từ 40m2 trở lên |
|
Bình Phước |
Từ 45m2 trở lên |
|
Bình Thuận |
Từ 40m2 trở lên |
|
Cao Bằng |
Từ 36m2 trở lên |
|
Cà Mau |
Từ 36m2 trở lên |
|
Gia Lai |
Từ 36m2 trở lên |
|
Hòa Bình |
Từ 36m2 trở lên |
|
Hà Giang |
Từ 36m2 trở lên |
|
Hà Nam |
Từ 40m2 trở lên |
|
Hà Tĩnh |
Từ 40m2 trở lên |
|
Hưng Yên |
Từ 30m2 trở lên |
|
Hải Dương |
Từ 30m2 trở lên |
|
Hậu Giang |
Từ 36m2 trở lên |
|
Điện Biên |
Từ 60m2 trở lên |
|
Đắk Lắk |
Từ 20m2 trở lên |
|
Tại Đắk Nông |
Từ 45m2 trở lên |
|
Đồng Nai |
Từ 60m2 trở lên |
|
Đồng Tháp |
Từ 40m2 trở lên |
|
Khánh Hòa |
Từ 36m2 trở lên |
|
Kiên Giang |
Từ 36m2 trở lên |
|
Kon Tum |
Từ 40m2 trở lên |
|
Lai Châu |
Từ 80m2 trở lên |
|
Long An |
Từ 36m2 trở lên |
|
Lào Cai |
Từ 60m2 trở lên |
|
Lâm Đồng |
Từ 40m2 trở lên |
|
Lạng Sơn |
Từ 40m2 trở lên |
|
Nam Định |
Từ 30m2 trở lên |
|
Nghệ An |
Từ 50m2 trở lên |
|
Ninh Bình |
Từ 36m2 trở lên |
|
Ninh Thuận |
Từ 40m2 trở lên |
|
Phú Thọ |
Từ 50m2 trở lên |
|
Phú Yên |
Từ 45m2 trở lên |
|
Quảng Bình |
Từ 30m2 trở lên |
|
Quảng Nam |
Từ 40m2 trở lên |
|
Quảng Ngãi |
Từ 50m2 trở lên |
|
Quảng Ninh |
Từ 45m2 trở lên |
|
Quảng Trị |
Từ 24m2 trở lên |
|
Sóc Trăng |
Từ 40m2 trở lên |
|
Sơn La |
Từ 35m2 trở lên |
|
Thanh Hóa |
Từ 30m2 trở lên |
|
Thái Bình |
Từ 30m2 trở lên |
|
Thái Nguyên |
Từ 40m2 trở lên |
|
Thừa Thiên Huế |
Từ 40m2 trở lên |
|
Tiền Giang |
Từ 40m2 trở lên |
|
Trà Vinh |
Từ 36m2 trở lên |
|
Tuyên Quang |
Từ 36m2 trở lên |
|
Tây Ninh |
Từ 36m2 trở lên |
|
Vĩnh Long |
Từ 36m2 trở lên |
|
Vĩnh Phúc |
Từ 30m2 trở lên |
|
Yên Bái |
Từ 40m2 trở lên |
Lưu ý:
- Diện tích đất tối thiểu và tối đa được cấp sổ hồng sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực, xã phường, thị trấn, thành thị hay nông thôn, miền núi hay đồng bằng của từng tỉnh thành.
- Mỗi tỉnh sẽ có quy định riêng về kích thước các cạnh của thửa đất, mục đích sử dụng đất và vị trí khu đất.
- Người dân cần tìm hiểu kỹ càng thông tin trước khi thực hiện các thủ tục yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quy định về điều kiện cấp sổ hồng
Để được cấp sổ hồng, người quy định về diện tích đất, người dân còn phải đáp ứng các điều kiện liên quan khác do Nhà nước quy định. Dưới đây là thông tin các trường hợp đủ và không đủ điều kiện cấp sổ hồng bạn có thể tham khảo:
Trường hợp đủ điều kiện được cấp sổ hồng
Theo Điều 99 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quy định rõ các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, cụ thể như sau:
- Cá nhân, hộ gia đình hoặc chủ sở hữu đất đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 100, 101, 102 của Luật Đất đai 2013.
- Những trường hợp cá nhân, hộ gia đình hoặc chủ sở hữu được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê lại đất sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực.
- Đất mà cá nhân, hộ gia đình đang sở hữu được chuyển nhượng, thừa kế, chuyển đổi, tặng cho, nhận góp vốn bằng sổ đỏ hoặc trả công nợ bằng sổ đỏ để xử lý hợp đồng thế chấp.
- Đất do chủ thể đang sở hữu là kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp đất đai bằng hòa giải, bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
- Đất đang sử dụng do trúng đấu giá.
- Đất thuộc khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc khu kinh tế mà chủ thể đang sở hữu và sử dụng.
- Đất và các tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu mua lại.
- Đất mà chủ sở hữu đang sử dụng do Nhà nước thanh lý, hóa giá hoặc mua lại từ các tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của Nhà nước.
- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa, nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên trong một gia đình chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất.
- Cấp đổi hoặc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới cho chủ sở hữu do giấy chứng nhận cũ bị mất, hư hỏng, hoặc sai thông tin.
Trường hợp không đủ điều kiện được cấp sổ hồng
Dưới đây là những trường hợp không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 19 Luật Đất đai 2013:
- Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng dân cư đang sở hữu đất do Nhà nước giao để quản lý, thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013.
- Đất nông nghiệp đang được cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức sử dụng và quản lý thuộc quỹ đất công ích của địa phương.
- Đất thuê hoặc thuê lại từ người sử dụng đất, ngoại trừ các trường hợp thuê, thuê lại từ chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao hoặc khu kinh tế.
- Đất được giao khoán trong các nông – lâm trường, doanh nghiệp nông – lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Chủ sở hữu đất không đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành.
- Chủ sở hữu đất không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thông báo hoặc quyết định thu hồi đất từ cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp không đủ điều kiện nhưng vẫn được cấp sổ hồng
Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ sở hữu phải đảm bảo diện tích đất đạt mức tối thiểu theo quy định của UBND tỉnh. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ cho phép cấp sổ đỏ cho những thửa đất có diện tích nhỏ hơn mức tối thiểu.
Cụ thể, theo Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đã được sửa đổi bổ sung trong Nghị định 01/2017/NĐ-CP:
- Nếu trước khi UBND tỉnh ban hành quyết định về diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ, thửa đất mà cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng có diện tích nhỏ hơn mức quy định thì vẫn đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Nếu thửa đất đang sử dụng có diện tích nhỏ hơn mức tối thiểu nhưng được xin cấp sổ đỏ đồng thời với việc hợp thửa cùng thửa đất liền kề, tạo thành một thửa đất mới có diện tích lớn hơn hoặc bằng mức tối thiểu quy định, thì thửa đất mới sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Hồ sơ cần có khi cấp sổ hồng lần đầu
Khi đề nghị cấp sổ hồng lần đầu, bạn cần chuẩn bị hồ sơ kỹ càng. Danh sách giấy tờ và trình tự hộp hồ sơ xin cấp sổ hồng lần đầu như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị để cấp sổ hồng lần đầu
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ cần nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK.
- Giấy tờ theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất.
- Giấy tờ theo quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Đối với quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng, cần cung cấp sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp giấy tờ về quyền sở hữu đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng).
- Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với tổ chức trong nước hoặc cơ sở tôn giáo sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, theo Mẫu số 08a/ĐK và 08b/ĐK.
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính và giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai và tài sản gắn liền với đất (nếu có).
- Đối với đơn vị lực lượng vũ trang sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, cần có:
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình.
- Bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh tại địa bàn quân khu, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Nếu có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề, cần có hợp đồng, văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân xác lập quyền sử dụng hạn chế, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí và kích thước phần diện tích đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
Trình tự các bước gửi hồ sơ cấp sổ hồng lần đầu
Theo quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu, cũng như đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất, như sau:
- Người sử dụng đất:
- Nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để thực hiện thủ tục đăng ký.
- Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Đối với đăng ký quyền sử dụng đất: Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký. Nếu thiếu giấy tờ theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cần xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp và sự phù hợp với quy hoạch.
- Đối với đăng ký tài sản gắn liền với đất: Xác nhận hiện trạng tài sản so với nội dung kê khai đăng ký. Nếu thiếu giấy tờ theo Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này, cần xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản, thời điểm tạo lập tài sản, yêu cầu cấp phép xây dựng và sự phù hợp với quy hoạch. Nếu chưa có sơ đồ, xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu không có xác nhận từ tổ chức có tư cách pháp nhân.
- Trường hợp không có bản đồ địa chính: Thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện trích đo hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất.
- Công khai kết quả kiểm tra: Niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã và khu dân cư trong 15 ngày, xem xét ý kiến phản ánh và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
- Văn phòng đăng ký đất đai:
- Xử lý hồ sơ: Nhận hồ sơ từ hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và gửi đến UBND cấp xã để lấy ý kiến và công khai kết quả.
- Trích lục bản đồ địa chính: Thực hiện trích lục hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính.
- Kiểm tra sơ đồ tài sản: Đối với tổ chức và cá nhân cần xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất.
- Kiểm tra hồ sơ và xác minh thực địa: Xác nhận đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Cập nhật thông tin: Cập nhật hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuẩn bị hồ sơ: Chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan tài nguyên và môi trường để cấp Giấy chứng nhận.
- Cơ quan tài nguyên và môi trường:
- Kiểm tra và trình cấp Giấy chứng nhận: Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Trình quyết định thuê đất: Nếu có thuê đất, trình UBND cấp có thẩm quyền ký quyết định và hợp đồng thuê đất.
- Chuyển hồ sơ: Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.
Quy trình đảm bảo sự chính xác và đầy đủ trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Trên đây là thông tin giúp giải đáp chi tiết câu hỏi: “Diện tích đất bao nhiêu thì được cấp sổ hồng?”. Hy vọng những chia sẻ trong bài sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về các quy định, điều kiện cấp sổ hồng cũng như hồ sơ cần chuẩn bị.