Quy hoạch 1/500 là loại hình bản đồ thường xuất hiện trong các dự án quy hoạch. Việc nắm rõ và hiểu về vai trò của quy hoạch 1/500 vô cùng quan trọng trong công tác thẩm định giá trị tài sản. Sau đây, Radanhadat.vn sẽ giải thích cụ thể quy hoạch 1/500 là gì, ý nghĩa của bản đồ quy hoạch 1/500 và một số nội dung pháp lý liên quan.
Quy hoạch 1/500 là gì?
Quy hoạch 1/500 hay còn hiểu với tên đầy đủ là quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500. Đây là hình thức triển khai các hạng mục công trình cụ thể được quy hoạch theo từng phân khu.
Khoản 2 Điều 30 Luật Quy hoạch đô thị 2009 được bổ sung, sửa đổi 2018 có nêu rõ như sau:
Bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỉ lệ 1/500. Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 là quy hoạch tổng mặt bằng quy hoạch của các dự án đầu tư xây dựng là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.
Nguồn: Luật Việt Nam
Hiểu một cách đơn giản, quy hoạch 1/500 là cách thức để thể hiện tổng thể mặt bằng của các dự án bất động sản theo tỷ lệ 1:500, nhằm mục đích xác định vị trí và ranh giới chính xác của công trình.
Ý nghĩa của quy hoạch 1/500 là gì?
Bản đồ quy hoạch 1/500 có vai trò quan trọng trong việc xác định rõ các chi tiết bên trong khu đô thị như: giao thông, hạ tầng,… Về mặt kỹ thuật, bản đồ quy hoạch 1/500 còn giúp xác định được các mốc lộ giới để phân chia từng khu vực, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng dự án một cách rõ ràng và chính xác nhất.
Ngoài ra, nó còn là cơ sở để xác định mục tiêu và hướng phát triển của chủ đầu tư với khu quy hoạch. Bản đồ quy hoạch 1/500 bắt buộc phải có đối với những dự án có diện tích mặt bằng lớn >5ha và >2ha với nhà ở chung cư. Tuy nhiên, đây không phải là cơ sở để các bên thực hiện thủ tục giao, nhận đất.
Phân biệt quy hoạch 1/2000 với quy hoạch 1/500
Tiêu chí | Quy hoạch 1/500 | Quy hoạch 1/2000 |
Khái niệm | Là giai đoạn 2, được cụ thể hoá từ quy hoạch chi tiết 1/2000 | Là giai đoạn 1 – bước triển khai trong quy hoạch công trình |
Mục đích | Xác định mối quan hệ giữa các công trình trong và ngoài quy hoạch | Quản lý đô thị |
Người thực hiện | Chủ đầu tư | tại địa phương nơi có dự án cần lập quy hoạch |
Thời hạn quy hoạch 1/500 là bao lâu?
Chủ đầu tư sau khi thực hiện các quy hoạch dự án cần được Cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt trong khoảng 20 ngày. Sau đó, các Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tiến hành chỉnh sửa và cập nhật vào bản đồ quy hoạch chung của khu vực. Thực tế, khi chủ đầu tư nhận được văn bản chấp thuận cần phải tiến hành thực hiện công tác quy hoạch 1/500 trong vòng 20 ngày.
Quy định về việc lập quy hoạch 1/500
Để lập quy hoạch 1/500 thì chủ đầu tư cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện đầy đủ thủ tục. Sau đây là một số vấn đề cần nắm rõ khi thực hiện lập quy hoạch 1/500:
Trường hợp cần lập quy hoạch 1/500
Dựa theo những thông tin được nêu rõ trong Điều 10 Nghị định 44/2015/NĐ-CP, các trường hợp cần lập quy hoạch 1/500 chi tiết bao gồm:
- Khi đầu tư xây dựng tại các thị xã, thị trấn cần phải lập quy hoạch 1/500 chi tiết. Tron đó, xác định cụ thể quy hoạch chung, quy hoạch từng phân khu cụ thể với mục đích làm cơ sở để lập dự án đầu tư và cấp giấy phép xây dựng.
- Đối với các dự án xây dựng do chủ đầu tư tổ chức, nếu quy mô <5 ha thì được lập dự án đầu tư mà không cần phải lập quy hoạch 1/500 chi tiết.
Ngoài ra, các nội dung trong thiết kế cơ sở như: Bản vẽ tổng mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình,…. phải phù hợp với quy hoạch của phân khu.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 37/2010/NĐ-CP sửa đổi nghị định 72/2019/NĐ-CP, những cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500 được quy định rõ như sau:
- Bộ xây dựng: có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Thủ tướng Chính phủ.
- UBND cấp tỉnh: có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh.
- UBND cấp huyện: có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch 1/500 đối với các đồ án (quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng chi tiết, quy hoạch xây dựng nông thôn) thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện.
Trình tự thực hiện lập quy hoạch 1/500
Quy trình lập quy hoạch chi tiết 1/500:
- Bước 1: Điền tờ trình đề nghị thẩm định bản quy hoạch chi tiết 1/500
- Bước 2: Chủ đầu tư và các cơ quan tổ chức quy hoạch dự án tiến hành phê duyệt
- Bước 3: Chuyển tài liệu và thông tin đến các cơ quan có thẩm quyền để xem xét và cần phải đảm bảo giá trị pháp lý của những loại giấy tờ này trước khi nộp.
- Bước 4: Nhận văn bản chứng nhận (có giá trị, còn hiệu lực) được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Bước 5: Thuyết trình cụ thể về phần quy hoạch 1/500, các bản vẽ, bảng thống kê, phụ lục, hình ảnh minh họa,… về khu đất.
- Bước 6: Đưa ra bản đồ hành chính thể hiện rõ ràng ranh giới của dự án và giữa các lô đất với nhau trên cùng khu vực.
- Bước 7: Lập dự thảo về các nhiệm vụ cần triển khai trong bản quy hoạch 1/500 sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thời gian thẩm định và phê duyệt quy hoạch 1/500:
Dựa trên khoản 2 Điều 32 Nghị định 37/2010/NĐ-CP, thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 được quy định như sau:
- Thời gian thẩm định nhiệm vụ không vượt quá 20 ngày
- Thời gian phê duyệt nhiệm vụ không vượt quá 15 ngày
- Thời gian thẩm định đồ án không vượt quá 25 ngày
- Thời gian phê duyệt đồ án không vượt quá 15 ngày
Quy hoạch 1/500 có cần giấy phép xây dựng không?
Radanhadat.vn sẽ nêu rõ về vấn đề này như sau:
Trường hợp quy hoạch 1/500 được miễn giấy phép xây dựng:
Các trường hợp quy hoạch 1/500 được miễn giấy phép xây dựng đều được liệt kê cụ thể tại Khoản 2, Điều 89, trong Luật Xây Dựng 2014. Dưới đây Radanhadat.vn sẽ liệt kê một vài trường hợp điển hình được:
Nguồn: Thư viện pháp luật
- Các công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp, hoặc nằm trong bí mật quốc gia.
- Các công trình không có kế hoạch sử dụng lâu dài, chỉ được xây dựng tạm thời. Chỉ sử dụng để phục vụ cho quá trình thi công xây dựng công trình chính.
- Công trình được Thủ tướng chính phủ; Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư.
- ….
Trường hợp quy hoạch 1/500 buộc phải có giấy phép xây dựng
Trừ những trường hợp được nêu tại điều tại Điều 89 Khoản 2 Luật Xây Dựng 2014 trên thì các trường hợp khác đều phải có giấy phép xây dựng.
Kết luận
Qua bài viết trên đây, Radanhadat.vn đã chia sẻ đến bạn đọc về quy hoạch 1/500 là gì và các nội dung liên quan khác. Nếu muốn tìm hiểu các thông tin bất động sản khác, bạn có thể truy cập chuyên mục Mua bán nhà đất của chúng tôi để tham khảo thêm.