Đất ODT hiện đang là loại đất sở hữu nhiều ưu thế vượt trội về giá trị cạnh tranh và được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Vậy đất ODT là gì? Mục đích sử dụng như thế nào? Khi mua cần lưu ý những vấn đề gì?… Hãy cùng Radanhadat.vn tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây nhé!
Đất ODT là gì?
Theo quy định tại Điều 144 của Luật Đất đai 2013, đất ODT là loại đất được sử dụng cho mục đích ở tại các khu đô thị và thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đất ODT bao gồm đất dùng để xây nhà ở, công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tổng diện tích phải nằm trong các khu đô thị (nội – ngoại thành thuộc thành phố; nội – ngoại thị thuộc thị xã, thị trấn).
Nguồn: Batdongsan
Có thể hiểu đơn giản như sau, đất ODT là đất ở đô thị do cá nhân hoặc hộ gia đình sở hữu. Đất được sử dụng để xây nhà ở và các công trình xây dựng phục vụ nhu cầu của đời sống. Đây là nhóm đất thuộc phân loại đất thổ cư trong Luật đất đai và được Nhà nước quản lý. Đất ODT được áp dụng các chính sách khác so với đất thổ cư nông thôn như: Thuế, giấy phép xây dựng,…
Đất ODT được sử dụng cho mục đích gì?
Đất ODT chủ yếu được dùng để:
- Xây dựng các công trình nhà ở tại đô thị
- Xây dựng các công trình phục vụ đời sống, tiện ích cho người dân
- Thi công ao, hồ, sân vườn, cảnh quan trên cùng thửa đất với nhà ở
- Mua bán, chuyển nhượng theo đúng quy định của Pháp luật
Như vậy, với từng trường hợp cụ thể, đất ODT sẽ được chuyển đổi nhu cầu theo mục đích sử dụng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cần phải theo đúng trình tự luật định, định hướng quy hoạch, trật tự an ninh hay vấn đề môi trường,…
Thời hạn sử dụng đất ODT là bao lâu?
Nhìn thấy lợi ích to lớn mà đất ODT mang lại nhưng nhiều chủ đầu tư, hộ gia đình còn e ngại rằng liệu đất ODT có được sử dụng lâu dài hay không. Căn cứ tại Điều 125 Luật đất đai 2013, đất ODT có thời hạn sử dụng được xác định là ổn định và lâu dài. Khác với nhóm đất thương mại dịch vụ chỉ có thời hạn sử dụng từ 50 – 70 năm, đất ODT có thời hạn dài hơn.
Bên cạnh đó, nếu đất ODT thuộc sở hữu cá nhân/tổ chức bị yêu cầu giải tỏa với mục đích sử dụng của Nhà nước, thì chủ sở hữu vẫn sẽ được đền bù thỏa đáng đúng theo giá đất mà Nhà nước quy định.
Giá trị cạnh tranh cao được nhiều chủ đầu tư quan tâm
Trong những năm gần đây, giá trị đất ở đô thị tăng nhanh liên tục. Trung bình khoảng 10 – 25%/năm do mật độ dân cư dày đặc. Điều này dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở và tỷ suất cho thuê cũng ngày một cao. Thấy được tiềm năng tăng giá này, đất ODT đã trở thành tâm điểm của các chủ đầu tư với các ưu điểm nổi bật sau:
- Thời gian sử dụng lâu dài nên có lợi thế cạnh tranh cao. Có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn hơn các nhóm đất khác.
- Diện tích đất ở đô thị đang có xu hướng thu hẹp nhưng nhu cầu an cư không ngừng tăng cao. Vì vậy, giá trị lợi nhuận mà đất ODT mang lại thường rất lớn.
- Lượng dân cư sinh sống cao. Ngành kinh tế chủ yếu là phi nông nghiệp. Và tập trung nhiều trung tâm hành chính, tạo nên nhiều thuận lợi và thu hút vốn.
Quy định về sử dụng đất ODT
Theo Điều 144 trong Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất ODT được quy định cụ thể như sau:
- Đất ODT được bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích thi công các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, cảnh quan đô thị hiện đại, hạ tầng.
- Đất ODT được Nhà nước quản lý thông qua định hướng quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng,… đảm bảo cho cư dân có chỗ ở.
- Dựa trên chỉ tiêu sử dụng đất, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đưa ra quy định về hạn mức giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân với các trường hợp chưa đủ điều kiện để bàn giao đất thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
- Chuyển mục đích sử dụng đất ODT cần tuân thủ các quy định. Và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đất ODT và đất ONT có gì khác biệt?
Bạn có thể dễ dàng phân biệt được đất ODT và đất ONT theo bảng so sánh dưới đây:
Đất ODT | Đất ONT | |
Khái niệm | Là loại đất dùng để xây nhà ở, xây dựng công trình đời sống thuộc khu dân cư đô thị. Loại đất này có các chính sách riêng khác trong pháp luật đất đai từ thuế, hạn mức sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng. | Là loại đất do xã quản lý nằm tại khu vực nông thôn. Lưu ý, với đất nằm trong khu đô thị đang quy hoạch để lên thành phố thì không còn được gọi là đất ở nông thôn |
Vị trí | Bao gồm các khu vực nội – ngoại thành thành phố và nội – ngoại thị của thị xã, thị trấn. | Các khu vực không thuộc khu vực đô thị tức không thuộc nội thành, ngoại thành thành phố và nội thị, ngoại thị của thị trấn, thị xã.Đất nông thôn được quản lý bởi cơ quan Ủy Ban Nhân Dân xã, nơi đây cư dân sinh sống làm nông nghiệp là chủ yếu. |
Hình thức sử dụng đất | Đất ở đô thị khi sử dụng xây nhà phải tuân thủ theo quy hoạch của địa phương | Đất ở nông thôn chỉ cần xin phép xây dựng của UBND xã. |
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng | Cần phải làm hồ sơ, thủ tục đăng ký chuyển đổi theo quy định nhà nước. | Cần phải làm hồ sơ xin xét duyệt gửi đến Phòng Tài nguyên & Môi trường. |
Một số lưu ý khi đầu tư vào đất ODT
Nhận thấy được khả năng sinh lời cao của đất ODT. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: Ùn tắc giao thông, an ninh, lạm phát,… Do đó, chủ đầu tư cần cân nhắc các vấn đề sau đây:
- Cần nắm rõ thông tin chi tiết liên quan đến diện tích đất muốn thu mua, tính pháp lý của mảnh đất và giấy chứng nhận sử dụng đất có đầy đủ hay không.
- Cần xem xét mảnh đất đó có nằm trong diện tranh chấp, kiện tụng, thế chấp, kê biên để thi hành án,… hay không.
- Nếu mua đất ODT phục vụ cho mục đích sinh hoạt lâu dài, cần chú ý đến thông tin quy hoạch của khu vực trong thời gian tới.
- Không tự ý thay đổi mục đích sử dụng, xây dựng công trình khi chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là những thông tin cơ bản về đất ODT là gì được Radanhadat.vn tổng hợp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc liên quan và hiểu biết về việc mua bán, chuyển nhượng đất ODT theo đúng quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Đất thổ cư là gì? Điều kiện để lên đất thổ cư