Nhà ở xã hội hiện là một trong những loại nhà ở đang được rất nhiều người săn đón vì giá cả của nó. Điều kiện mua nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội dành cho những đối tượng nào? Cùng Radanhadat.vn tìm hiểu chi tiết các điều kiện qua bài viết sau đây.

    Nhà ở xã hội là gì?

    Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được chính phủ hoặc các ban ngành có liên quan quy hoạch và bán với giá thành phù hợp cho các hộ dân có thu nhập thấp. Đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội của người có thu nhập thấp. Nhà ở xã hội sẽ được xây dựng trên các lô đất có quy hoạch sẵn sẽ được phân phối tới những người dân có nhu cầu thật sự. Tuy nhiên, muốn được mua, người dân cần phải thoả mãn điều kiện và thủ tục đăng ký được quy định bởi pháp luật.

    Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được bán với giá thành thấp
    Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được bán với giá thành thấp

    Đối tượng được mua nhà ở xã hội là ai?

    Căn cứ quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, đối tượng hiện nay được mua nhà ở xã hội nếu bảo đảm các điều kiện theo quy định sau: 

    • Người có công với cách mạng theo quy định hiện hành về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. 
    • Hộ gia đình nghèo, cần khó khăn ở khu vực nông thôn. 
    • Hộ gia đình ở khu vực nông thôn trực thuộc vùng dễ bị tác động do biến đổi khí hậu, thiên tai. 
    • Người có thu nhập thấp, người nghèo và cận nghèo ở khu vực thành thị.
    • Người lao động hiện đang làm việc ở các công ty trong và ngoài khu công nghiệp. 
    • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật và quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị trong quân đội và công an nhân dân. 
    • Cán bộ và công, viên chức. 
    • Học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập, được thuê chỗ ở suốt quá trình học tập tại đây.
    • Doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã ở trong khu công nghiệp.
    Đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội được nhà nước quy định rõ ràng
    Đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội được nhà nước quy định rõ ràng

    Ngoài ra, còn có các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, người trả lại nhà ở công vụ nếu không thuộc trường hợp bị tịch thu nhà nhưng có hành vi vi phạm và không có nhà ở tại nơi đang sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ thì cơ quan/tổ chức hiện trực tiếp quản lý và sử dụng người vi phạm có trách nhiệm báo cáo với UBND cấp tỉnh nơi mà người đang sinh sống căn cứ theo tình hình thực tiễn xem xét giải quyết cho thuê, cho thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội.

    Phân loại nhà ở xã hội

    Theo quy định tại Điều 55 Luật Nhà ở, nhà ở xã hội bao gồm nhà 2 loại chính là chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ. Hiện nay, các loại hình chung cư được triển khai phổ biến tại Việt Nam bao gồm:

    • Chung cư: Đây là loại hình nhà ở được xây dựng theo mô hình chung cư. Phục vụ nhu cầu về nhà ở của người dân đang sinh sống trong khu vực đông dân cư, có thu nhập trung bình hoặc thấp.
    • Liền kề: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng theo hình thức liền kề, thích hợp với nhu cầu của những hộ dân có thu nhập thấp nhưng mong muốn có một ngôi nhà riêng biệt.
    • Nhà tái định cư: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng nhằm tái định cư những hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ các dự án đầu tư, để họ có một chỗ ở mới khang trang và thuận tiện hơn.
    • Nhà ở xã hội dạng thương mại: Đây cũng là nhà ở xã hội, tuy nhiên nhà ở này được xây dựng với mục tiêu bán ra cho xã hội với giá thấp hơn so với giá thị trường, chứ không được hỗ trợ bởi ngân sách nhà nước như các dạng nhà ở xã hội khác.
     Nhà ở xã hội dạng chung cư
    Nhà ở xã hội dạng chung cư

    Điều kiện mua nhà ở xã hội như thế nào?

    Dưới đây là ba điều kiện mua nhà ở xã hội mà bạn đọc cần nắm rõ:

    Điều kiện về nhà ở

    • Người có thu nhập thấp chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình. Người chưa được hưởng chính sách về nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, tạm trú. Hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng địa phương.
    • Đối với cán bộ, công chức thì phải thuộc đối tượng không phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
    • Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chưa được hưởng chính sách về đất đai, nhà ở dưới mọi hình thức tại khu vực mình đang sinh sống. Hoặc trường hợp khác, tuy đã có nhà nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng vùng và từng thời kỳ.
    Điều kiện về nhà ở khi mua nhà ở xã hội
    Điều kiện về nhà ở khi mua nhà ở xã hội

    Điều kiện về cư trú

    Điều kiện về cư trú của những người có nhu cầu mua nhà ở xã hội như sau:

    • Phải có giấy tờ đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương hoặc tỉnh thành, nơi có nhà ở xã hội.
    • Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố thường trú. (trừ những trường hợp nêu tại khoản 9 điều 49, thuộc Luật nhà ở năm 2014).

    Điều kiện về thu nhập

    Đối với những người có nhu cầu mua nhà ở xã hội cần phải đáp ứng các điều kiện về mức thu nhập như sau:

    • Không phải thường xuyên đóng thuế thu nhập:
      •  Người hộ cận nghèo, gia đình chính sách và nhóm người có thu nhập thấp.
      • Những người lao động đang làm việc tại khu chế xuất hoặc trong các lực lượng vũ trang.
      • Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan.
      • Cán bộ, công nhân lao động theo quy định của Chính phủ.
    • Những người không phải thoả mãn yêu cầu về thu nhập, ví dụ như:
      • Người có công với cách mạng.
      • Cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc đối tượng Nhà nước thu hồi đất, phá dỡ nhà và thu hồi đất theo quy định mà không được nhà nước đền bù về đất ở, nhà ở.
    Người mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện về thu nhập
    Người mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện về thu nhập

    Liệu có nên mua nhà ở xã hội không?

    Để giải đáp cho câu hỏi có nên mua nhà ở xã hội không, bạn đọc có thể tham khảo những ưu và khuyết điểm của loại hình nhà ở xã hội để có lựa chọn thích hợp với bản thân.

    Ưu điểm

    Dưới đây là một số ưu điểm khi mua nhà ở xã hội: 

    • Giá cả hợp lý: Giá nhà xã hội được định giá ở mức thấp hơn so với mặt bằng chung, do đó người dân có thu nhập thấp có thể tiếp cận dễ dàng với những căn hộ giá rẻ.
    • Tài chính ổn định: Giúp người dân hạn chế được rủi ro về tài chính, không phải thanh toán khoản tiền khổng lồ cho việc thuê nhà mỗi tháng và không sợ bị chủ nhà đòi nâng giá thuê.
    •  An ninh được bảo đảm: Thường được xây dựng trong các khu vực có an ninh tốt, hệ thống camera được lắp đặt và khuôn viên được kiểm soát nghiêm ngặt, giúp người dân có một môi trường sinh sống an toàn, lành mạnh.
    • Tiện ích lân cận: Các dự án nhà ở xã hội đều được xây dựng gần các trung tâm mua sắm, siêu thị, trường học, khu vui chơi giải trí, giúp người dân tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
    • Cơ hội sở hữu nhà ở: Những điều kiện mua nhà ở xã hội giúp người dân có cơ hội sở hữu một căn hộ chất lượng tốt, tiện nghi và giá thành hợp lý với thu nhập của mình. Ổn định được chỗ ở giúp các hộ gia đình có thể phát triển kinh tế tốt hơn.
    Nhà ở xã hội có nhiều ưu điểm phù hợp với người có thu nhập thấp
    Nhà ở xã hội có nhiều ưu điểm phù hợp với người có thu nhập thấp

    Nhược điểm

    Bên cạnh những ưu điểm kể trên, người mua cũng sẽ gặp phải một vài rủi ro nhất định. Bạn cần dựa vào đây mà đưa ra lựa chọn có nên mua căn hộ nhà ở xã hội hay không.

    • Không giống với các dự án thương mại đông đúc, các dự án chung cư thường nằm ở xa trung tâm và vị trí giao thông ở đây cũng không thuận lợi bằng các căn hộ thương mại.
    • Tuy hệ thống tiện ích ở chung cư rất đầy đủ và tiện nghi, tuy nhiên không tốt như các tiện ích ở khu chung cư cao cấp.
    • Do đó, khi mua nhà ở xã hội, người mua sẽ không thể thế chấp ngân hàng nước ngoài trong trường hợp vay ngân hàng để mua chung cư xã hội.
    • Nếu muốn chuyển nhượng nhà, bạn sẽ cần chuyển nhượng đúng đối tượng thuộc diện được ưu tiên mua nhà ở xã hội. Thủ tục mua nhà ở xã hội vô cùng rườm rà, bạn cũng không thể nào sang nhượng và bán lại với mức giá chênh lệch như những chung cư thương mại khác.
    • Trong 5 năm đầu tiên không được bán nhà ở xã hội, nếu có nhu cầu bán trong khoảng thời gian trên thì chỉ bán cho chủ đầu tư, Nhà nước hoặc các đối tượng khác thuộc diện được mua nhà ở xã hội.
    Nhà ở xã hội cũng có những hạn chế nhất định
    Nhà ở xã hội cũng có những hạn chế nhất định

    Thủ tục mua nhà ở xã hội chi tiết

    Để được xét duyệt đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, người dân cần phải đăng ký và thực hiện các thủ tục sau:

    Xác định đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội

    Theo quy định, nhà ở xã hội được ưu tiên cung cấp cho nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, thân nhân người có công với cách mạng, hội viên các đoàn thể chính trị – xã hội, người có công với sự nghiệp giáo dục, y tế và người lao động nghèo, đặc biệt là người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

    Kiểm tra các thông tin liên quan dự án nhà ở xã hội

    Người dân cần kiểm tra các thông tin liên quan đến dự án nhà ở xã hội về địa điểm, diện tích, giá bán, chính sách ưu đãi, tiến độ xây dựng, . ..

    Chuẩn bị hồ sơ

    Người dân cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ sau để được mua nhà ở xã hội, bao gồm: căn cước công dân, hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu có), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có), …

    Người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thủ tục
    Người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thủ tục

    Đăng ký mua nhà

    Người dân đăng ký mua nhà ở xã hội bằng các hình thức đăng ký trực tiếp tại trụ sở văn phòng đăng ký hoặc đăng ký online trên website của các đơn vị quản lý chung cư.

    Tham gia đấu giá

    Nếu số lượng đăng ký mua nhà ở xã hội vượt quá số lượng nhà có sẵn, người dân sẽ phải trúng đấu giá mới mua được căn hộ.

    Ký hợp đồng

    Sau khi đăng ký và thắng đấu giá, người dân sẽ ký hợp đồng mua bán căn hộ với ban quản lý chung cư. Người dân sẽ tiến hành thanh toán và bàn giao căn hộ theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.

    Một số câu hỏi thường gặp

    Để hiểu rõ hơn về điều kiện mua nhà ở xã hội, Radanhadat.vn sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp cho bạn đọc. 

    Bán lại nhà ở xã hội cần nộp những khoản chi phí nào?

    Bán lại nhà ở xã hội cần chú ý đến 3 khoản phí là tiền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.

    Bán lại nhà ở xã hội cần chú ý đến 3 khoản phí
    Bán lại nhà ở xã hội cần chú ý đến 3 khoản phí

    Tiền sử dụng đất

    Theo Điều 6 Thông tư 139/2016/TT-BTC khi bán nhà ở xã hội thì phải nộp tiền sử dụng đất như sau:

    • Chung cư: Người bán phải nộp cho ngân sách nhà nước 50% tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó; được xác định như sau: Tiền sử dụng đất phải nộp =  50%   x  Diện tích căn hộ x  Giá đất  x  Hệ số phân bổ tiền sử dụng đất
    • Nhà ở thấp tầng liền kề: Bạn phải nộp 100% tiền sử dụng đất và được xác định như sau: Tiền sử dụng đất phải nộp =  Diện tích đất  x  Giá đất  x  Hệ số phân bổ tiền sử dụng đất

    Trong đó, hệ số phân bổ = Diện tích căn hộ bán/Tổng diện tích sàn tòa nhà (Diện tích căn hộ bán chia cho tổng diện tích sàn tòa nhà).

    Thuế thu nhập cá nhân:

    Căn cứ Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân phải nộp:

    Thuế thu nhập cá nhân   =   Giá chuyển nhượng   x 2%

    Lệ phí trước bạ:

    Lệ phí trước bạ  =   Giá chuyển nhượng   x   0,5%

    Chú ý các loại phí khi mua nhà ở xã hội
    Chú ý các loại phí khi mua nhà ở xã hội

    Lãi suất cho vay khi mua nhà ở xã hội

    Căn cứ vào mục a khoản 3 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP:

    • Mức lãi suất cho vay: Bằng lãi suất cho vay đối với hộ gia đình do Thủ tướng quyết định theo từng thời kỳ.
    • Mức vốn vay: Tối đa 80% giá trị hợp đồng mua, thuê tài sản; nếu xây dựng mới hoặc cải tạo thì mức vốn cho vay tối đa là 70% giá trị dự toán hoặc phương án sử dụng vốn (tối đa 01 tỷ đồng) và không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo tiền vay. 
    • Thời hạn vay: Tối đa không quá 25 năm kể từ ngày được giải ngân khoản vay đầu tiên.

    Điều kiện mua nhà ở xã hội có ý nghĩa nhân văn rất to lớn đối với việc hỗ trợ hộ gia đình có thu nhập thấp. Nhờ có những dự án nhà ở xã hội, các hộ gia đình có điều kiện kinh tế hạn hẹp đã có điều kiện mua được nhà với giá thành hợp lý. Tránh được việc tốn quá nhiều tiền cho việc thuê nhà hoặc mua nhà với giá thành cao. Theo dõi thêm những bài viết bổ ích khác về nhà đất tại website của Radanhadat.vn ngay nhé. 

    ***Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:

    Radanhadat.vn thực hiện tài liệu này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước.

    Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của tài liệu nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.

    Chúng tôi xử lý thông tin dựa trên nguồn đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không kiểm chứng nguồn tin và không đảm bảo tính chính xác.

     Radanhadat.vn sở hữu độc quyền tài liệu và nội dung bên trong. Tài liệu không được phép sao chép toàn bộ hoặc một phần mà không có sự đồng ý của Radanhadat.vn.

    Chia sẻ.
    error: Nội dung này đã được bảo vệ!!