DNL là một trong những loại ký hiệu thường thấy trên bản đồ địa chính và có vai trò quan trọng trong  việc phục vụ đời sống người dân. Do đó, chủ sở hữu cần nắm rõ quy định để tránh mắc phải những vi phạm không đáng có. Vậy DNL là đất gì? Việc sử dụng đất DNL được quy định ra sao? Đất DNL có được chuyển nhượng, mua bán hay chuyển đổi mục đích sử dụng không? Cùng Radanhadat.vn tìm hiểu rõ hơn về những thông tin này ngay trong bài viết sau đây nhé!

    DNL là đất gì?

    Theo Luật Đất Đai năm 2013 tại Việt Nam, có 03 nhóm đất chính đó là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng. Mỗi loại đều có những ký hiệu riêng và quy định sử dụng, mua bán, chuyển nhượng khác nhau nhằm mục đích dễ quản lý. 

    Đất DNL thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và là ký hiệu của đất công trình năng lượng. Loại đất này được xem là tài sản quý giá và bị quản lý chặt chẽ bởi quy định của pháp luật. 

    DNL là đất gì?

    Mục đích sử dụng của đất DNL:

    Đất DNL được Nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức sử dụng để thi công xây dựng các công trình năng lượng nhằm cung cấp điện phục vụ đời sống người dân như:

    • Nhà máy điện và các công trình phụ trợ của nhà máy điện (kho chứa nguyên liệu, trạm biến áp, nước thải, nhiên liệu và vật liệu, hệ thống làm mát, nhà điều hành,…);
    • Nhà máy chế biến dầu khí: Cơ sở kinh doanh và dịch vụ văn phòng, nhà xưởng, nhà máy sản xuất, sửa chữa và bảo dưỡng các nhà máy – thiết bị trong phạm vi máy móc;
    • Đập, hồ chứa, đường nước phục vụ chủ yếu cho nhà máy thủy điện, hệ thống truyền tải như nhà máy thủy điện: đường dây tải điện, đường dây điện, trạm biến áp và hệ thống đường ống, kho chứa, máy bơm xăng dầu;
    • Hành lang bảo vệ an toàn các thiết bị điện cần được khôi phục cùng với cơ sở khai thác nhà ga;
    • Nhà máy điện dầu, nhà máy chế biến dầu khí.
    Nguồn: Cafeland

    Theo đó, đối với những công trình năng lượng ngầm được thi công ở dưới lòng đất hoặc ở trên không nhưng không làm ảnh hưởng đến những việc sử dụng đất trên bề mặt thì sẽ không được thống kê vào đất công trình năng lượng.

    Đối với trường hợp đất công trình năng lượng kết hợp sử dụng vào các mục đích khác (nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ,…)  thì bên cạnh việc thống kê vào mục đích năng lượng còn cần phải thống kê vào mục đích phụ chính là mục đích được sử dụng kết hợp.

    Màu sắc quy định trên bản đồ quy hoạch:

    Những quy định mới nhất về đất DNL

    Sau khi tìm hiểu khái niệm DNL là đất gì, chúng ta cũng cần nắm được các quy định về việc sử dụng đất DNL. Đối với vấn đề này, Radanhadat.vn xin giải đáp cụ thể như sau:

    Đối với các hành vi bị cấm sử dụng đất DNL

    Như đã nêu ở trên, đất DNL được sử dụng cho mục đích thi công các công trình năng lượng, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản và an ninh quốc phòng. Do đó, căn cứ vào Điều 12, Luật Đất đai 2013, các trường hợp bị cấm sử dụng đất DNL được quy định như sau:

    • Có hành vi lấn chiếm hoặc huỷ hoại đất đai.
    • Vi phạm quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định đã ban hành trước đó.
    • Người sở hữu không sử dụng đất hoặc sử dụng không đúng với mục đích quy định.
    • Có các hành vi không đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
    • Không được phép nhận/chuyển nhượng quyền sử dụng đất DNL vượt quá hạn mức theo quy định của pháp luật.
    • Không sử dụng đất, thực hiện các giao dịch liên quan khác đến đất DNL mà không đăng ký tại bất cứ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào.
    • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với đất DNL theo quy định.
    • Lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để cung cấp những thông tin đất không chính xác, trái các quy định về quản lý đất đai của Nhà nước.
    • Gây cản trở và khó khăn cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng theo quy định của pháp luật.

    Đối với quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất DNL

    Được quy định cụ thể tại Luật Đất Đai năm 2013, quyền và nghĩa vụ sử dụng đất DNL của tổ chức được quy định như sau:

    đất dnl là đất gì

    Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được giao đất DNL không thu tiền sử dụng đất được quy định tại điều 173 của Luật Đất đai năm 2013:

    • Tổ chức được Nhà nước giao đất DNL không thu tiền sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ chung được quy định tại điều 166 và 170 của Luật này.
    • Tổ chức được Nhà nước giao đất DNL không thu tiền sử dụng đất không được phép chuyển đổi, tặng, cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất; không được thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất DNL khi Nhà nước có thông báo thu hồi đất.

    Quyền và nghĩa vụ chung của tổ chức/chủ sở hữu được giao đất DNL được quy định tại điều 166 của Luật Đất đai năm 2013:

    • Tổ chức/chủ sở hữu được cấp Giấy chứng nhận (viết tắt là GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
    • Tổ chức/chủ sở hữu được quyền hưởng thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất DNL.
    • Tổ chức/chủ sở hữu có quyền hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ về việc bảo vệ, cải tạo đất.
    • Tổ chức/chủ sở hữu sẽ được Nhà nước hỗ trợ trong việc cải tạo, bồi bổ đất.
    • Tổ chức/chủ sở hữu sẽ được Nhà nước bảo hộ khi có bất kỳ trường hợp nào xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
    • Tổ chức/chủ sở hữu được bồi thường các khoản khác khi Nhà nước có thông báo thu hồi đất theo quy định của Luật này.
    • Tổ chức/chủ sở hữu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất DNL và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

    Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất DNL được Nhà nước quy định tại điều 170 của Luật Đất đai năm 2013:

    • Người sở hữu đất DNL phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, yêu cầu phải bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    • Chủ sở hữu đất DNL phải thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng.
    • Chủ sở hữu đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và các biện pháp bảo vệ đất.
    • Được yêu cầu phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
    • Đặc biệt tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật thể trong lòng đất.
    • Buộc phải giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
    Nguồn: Cafeland

    Đất DNL có được phép xây dựng công trình không?

    Đất DNL thuộc nhóm đất phi nông nghiệp được sở hữu bởi Nhà nước. Do đó, đất DNL sẽ không được phép xây dựng nếu không có sự chấp thuận/phê duyệt từ Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, khi muốn thi công xây dựng trên đất DNL, chủ sở hữu cần trình báo đầy đủ và chờ xác nhận từ phía cơ quan các cấp. Đồng thời, chỉ sử dụng đất DNL để thi công các công trình có liên quan đến năng lượng theo đúng như mục đích ban đầu.

    Đất DNL có được chuyển đổi sang đất thổ cư hay không?

    Đất DNL có được chuyển đổi

    Với mục đích sử dụng là xây dựng công trình liên quan đến năng lượng phục vụ các nhu cầu sinh sống chung của người dân. Vì vậy, đất DNL không thể chuyển đổi thành đất thổ cư. Tuy nhiên, đất DNL có thể được chuyển đổi sang đất nông nghiệp, sử dụng kết hợp với các dịch vụ khác như nuôi trồng thủy hải sản, kinh doanh và dịch vụ du lịch. 

    Thủ tục chuyển đổi gồm các bước sau:

    • Bước 1: Chủ sở hữu gửi hồ sơ đã chuẩn bị đến cơ quan có thẩm quyền nơi có đất để xử lý. Hồ sơ đầy đủ bao gồm: GCN quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản liên quan; Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản liên quan.
    • Bước 2: Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm tra, xét duyệt.
    • Bước 3: Sau quá trình xét duyệt thành công, chủ sở hữu cần kết cam kết về quy định sử dụng đất DNL.
    • Bước 4: Sau khi đã ký cam kết, chủ sở hữu cần đợi nhận quyết định cuối cùng và thực hiện quy hoạch theo quy định.

    Lệ phí chuyển đổi bao gồm:

    Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, mức lệ phí chuyển đổi đất DNL được quy định như sau:

    • Lệ phí trước bạ = Diện tích thửa đất x Giá đất hiện hành x Lệ phí 0.5%
    • Thuế thu nhập cá nhân sẽ bằng 25% thu nhập tính thuế
    • Một số lệ phí khác đi kèm như phí thẩm định, phí địa chính

    Kết luận

    Trên đây, Radanhadat.vn đã giải đáp chi tiết về đất DNL là gì, một số quy định sử dụng đất DNL mới nhất và những vấn đề liên quan. Đừng quên theo dõi thông tin mới nhất từ Radanhadat.vn tại chuyên mục Mua bán nhà đất nhé!

    Chia sẻ.
    error: Nội dung này đã được bảo vệ!!