“Tỉnh Đồng Nai sẽ sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025” đang là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Trong bài viết sau đây, Radanhadat.vn sẽ giải đáp tất tần tật về các thông tin liên quan đến vấn đề này, cùng theo dõi nhé!
Đồng Nai sáp nhập với tỉnh nào?
Sáng ngày 29/04/2025, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đồng Nai đã biểu quyết thông qua đề án sáp nhập tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là nội dung đang được nhiều người dân quan tâm với câu hỏi: “Đồng Nai sáp nhập với tỉnh nào?” – câu trả lời là tỉnh Bình Phước, theo đề xuất của chính quyền địa phương.
Việc hợp nhất này nhận được sự đồng thuận cao từ các đại biểu, đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình cải cách tổ chức hành chính ở cấp tỉnh.
Theo đó, đơn vị hành chính mới giữ nguyên tên là tỉnh Đồng Nai, với trung tâm chính trị – hành chính đặt tại TP Biên Hòa. Sau khi sáp nhập, tỉnh có diện tích hơn 12.700km² và dân số hơn 4,2 triệu người.
Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai, ông Thái Bảo, đề nghị UBND tỉnh nhanh chóng hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến đề án, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo đúng quy định, đồng thời bảo đảm hoạt động của bộ máy hành chính không bị gián đoạn, vận hành ổn định và hiệu quả.
Trước đó, Đồng Nai và Bình Phước đã phối hợp lấy ý kiến người dân về phương án sáp nhập. Kết quả cho thấy hơn 97% cử tri tỉnh Bình Phước và 95% cử tri tỉnh Đồng Nai đồng thuận với đề án. Các cấp HĐND cũng bày tỏ sự thống nhất cao.
Đây là bước đi quan trọng trong cải cách hành chính, hướng đến bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn.
Đồng Nai sẽ triển khai sáp nhập đơn vị hành chính
Hiện tại, Đồng Nai có 159 đơn vị hành chính cấp xã, nhưng sau sắp xếp, dự kiến sẽ giảm mạnh còn 55. Người dân được phát phiếu và thông tin rõ ràng về thay đổi địa giới cũng như tên gọi mới.
Dưới đây là chi tiết đề xuất sắp xếp các đơn vị hành chính tại từng khu vực:
TP Biên Hòa giảm còn 9 đơn vị, xuất hiện “siêu phường” Trấn Biên
TP Biên Hòa hiện có 25 phường, xã. Sau sắp xếp, thành phố dự kiến chỉ giữ lại 9 đơn vị gồm:
- Biên Hòa
- Trấn Biên (sáp nhập 6 phường: Bửu Long, Quang Vinh, Trung Dũng, Thống Nhất, Hiệp Hòa, An Bình – tổng dân số hơn 197.000 người)
- Tam Hiệp
- Long Bình
- Trảng Dài
- Hố Nai
- Long Hưng
- Phước Tân
- Tam Phước
TP Long Khánh còn 5 đơn vị
Từ 13 xã, phường hiện tại, TP Long Khánh sẽ còn lại 5 đơn vị hành chính mới:
- Long Khánh
- Bình Lộc
- Hàng Gòn
- Bảo Vinh
- Xuân Lập
Huyện Long Thành còn 5 đơn vị
Địa bàn có sân bay Long Thành sẽ sắp xếp lại từ 14 còn 5 đơn vị:
- Long Thành
- Bình An
- Long Phước
- Phước Thái
- Một đơn vị chưa được nêu tên rõ
Huyện Nhơn Trạch thành 3 đơn vị mới
Vùng giáp TPHCM với nhiều dự án kinh tế lớn sẽ gồm:
- Nhơn Trạch
- Đại Phước
- Phước An
Huyện Thống Nhất gộp còn 3 đơn vị
Từ 10 xã, huyện sẽ giảm còn 3:
- Thống Nhất
- Dầu Giây
- Gia Kiệm
Huyện Trảng Bom còn 5 đơn vị
Giảm từ 17 đơn vị xuống 5:
- Trảng Bom
- An Viễn
- Bình Minh
- Bàu Hàm
- Hưng Thịnh
Huyện Cẩm Mỹ giữ lại 5 đơn vị
Các đơn vị sau được đề xuất giữ:
- Cẩm Mỹ
- Sông Ray
- Xuân Quế
- Xuân Đông
- Thừa Đức
Huyện Xuân Lộc còn 6 đơn vị
Từ 15 xã, huyện này sẽ còn:
- Xuân Lộc (bao gồm khu vực cao nhất tỉnh)
- Xuân Định
- Xuân Phú
- Xuân Thành
- Xuân Bắc
- Gia Ray
Huyện Định Quán còn 5 đơn vị
Từ 14 xã, thị trấn hiện có, huyện đề xuất giữ:
- La Ngà
- Định Quán
- Thanh Sơn
- Phú Vinh
- Phú Hòa
Huyện Tân Phú còn 5 đơn vị mới
Đề xuất giữ lại:
- Tà Lài
- Nam Cát Tiên
- Tân Phú
- Phú Lâm
- Đắc Lua
Huyện Vĩnh Cửu giữ lại 4 đơn vị
Vùng có hồ Trị An và nhiều điểm du lịch sinh thái sẽ gồm:
- Tân Triều
- Phú Lý
- Trị An
- Tân An
Thông tin sáp nhật tỉnh Đồng Nai có ảnh hưởng đến giá bất động sản?
Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ tháng 2/2020 đến tháng 2/2025, giá đất tại 10 trong số 11 huyện, thành phố của tỉnh Đồng Nai đều tăng, đặc biệt là các khu vực như Định Quán, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhất và Cẩm Mỹ ghi nhận mức tăng rõ rệt. Ngược lại, TP Long Khánh là địa phương duy nhất có giá đất giảm, trung bình giảm tới 24%.
Tuy nhiên, từ tháng 2/2024 đến tháng 2/2025, thị trường bất động sản ở Đồng Nai bắt đầu có dấu hiệu “hạ nhiệt”. 5 huyện ghi nhận mức giảm giá, trong đó Tân Phú giảm mạnh nhất, tới 31%, dù khu vực này được hưởng lợi từ tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú – Liên Khương. Nguyên nhân là do thiếu dân cư và nhu cầu ở thực tế, khiến sức mua không đủ mạnh để giữ giá.
Chuyên gia Phạm Trọng Phú, Giám đốc điều hành Công ty Quản lý BĐS Titanium, nhận định rằng việc sáp nhập Đồng Nai và Bình Phước sẽ kéo theo hai thay đổi lớn: thay đổi hạ tầng giao thông và phân bố lại các đơn vị hành chính. Ông cho rằng TPHCM có thể sẽ tăng tốc đầu tư hạ tầng để kết nối với khu vực sau sáp nhập, điều này sẽ có ảnh hưởng đến giá bất động sản.
Tuy nhiên, ông Phú cũng lưu ý rằng giá đất sẽ không tăng đồng loạt ở tất cả khu vực. Một số nơi có thể tăng mạnh đến 40%, nhưng nhìn chung, toàn thị trường chỉ có thể tăng ở mức khoảng 15–20%. Ông khuyên nhà đầu tư nên thận trọng, hạn chế dùng đòn bẩy tài chính, và chỉ nên mua khi có nhu cầu thực hoặc khu vực có tiềm năng phát triển rõ ràng.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin của Radanhadat.vn về việc Đồng Nai sáp nhập với tỉnh nào và ảnh hưởng của việc sáp nhập đến thị trường bất động sản của khu vực này. Đừng quên truy cập Radanhadat.vn thường xuyên để đọc thêm những thông tin mới nhất của thị trường nhé!
***Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Radanhadat.vn thực hiện tài liệu này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước.
Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của tài liệu nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.
Chúng tôi xử lý thông tin dựa trên nguồn đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không kiểm chứng nguồn tin và không đảm bảo tính chính xác.
Radanhadat.vn sở hữu độc quyền tài liệu và nội dung bên trong. Tài liệu không được phép sao chép toàn bộ hoặc một phần mà không có sự đồng ý của Radanhadat.vn.
>> Xem thêm: