Việc hai anh em cùng đứng tên sổ đỏ là một tình huống pháp lý không hiếm khi có việc chuyển nhượng, thừa kế hoặc đầu tư chung trên một mảnh đất. Nếu để một bên đứng tên sổ đỏ chung như vậy sẽ không công bằng mà để hai người đứng tên cùng không phân biệt có được không. Radanhadat.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu các quy định pháp lý đối với việc đứng tên chung trong sổ đỏ nhé!
Hai anh em cùng đứng tên sổ đỏ có được không
Điều 98 Luật đất đai 2013, Khoản 2, quy định cụ thể về cách điền đầy đủ thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở. Mỗi người có chung quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở sẽ được cấp một Giấy chứng nhận riêng biệt. Nếu không có tranh chấp, có thể cấp chung một Giấy chứng nhận cho người khác.
Hai anh em cùng đứng tên sổ đỏ vẫn được phép theo quy định của nhà nước
Khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về cách ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
- Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này thì Giấy chứng nhận được cấp cho mỗi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định rõ quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất của mỗi cá nhân.
- Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, đồng chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thoả thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi chức danh của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.
- Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.
Từ những quy định trên, có thể thấy hai anh em vẫn có thể cùng đứng tên sổ đỏ.
Sai số chứng minh thư trên sổ đỏ có cần làm lại sổ mới?
Khoản 1 Điều 106 Luật đất đai 2013 quy định:
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó.
Như vậy, trường hợp có sai sót về số CMND/CCCD trên sổ đỏ thì bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp.
Thời hạn sử dụng đất được ghi trên sổ đỏ được hiểu như thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 126 Luật đất đai 2013 quy định thời hạn sử dụng đất như sau:
Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.
Phân chia quyền lợi khi hai anh em cùng đứng tên sổ đỏ
Việc cả hai anh em đều đứng tên trên sổ đỏ, bất kể là đối với loại đất nào, dù đất xen kẹt hay là đất nông nghiệp, đều mở ra cơ hội cao cho việc thực hiện phân quyền sử dụng đất. Quyết định phân chia sẽ phụ thuộc vào diện tích đã ghi rõ trên Giấy chứng nhận, thường có hai trường hợp cơ bản sau:
Trường hợp 1: Sổ đỏ đã ghi rõ diện tích của mỗi cá nhân trong thửa đất chung
Trong trường hợp ngược lại, nếu Giấy chứng nhận đã ghi rõ diện tích được hưởng của từng người, quyết định phân chia sẽ dựa trên diện tích này. Mỗi người sẽ được hưởng diện tích tương ứng đã ghi rõ trên giấy chứng nhận của thửa đất chung.
Trường hợp 2: Sổ đỏ không xác định được diện tích tương ứng của mỗi người
Theo Khoản 2 Điều 218 của Bộ Luật Dân sự 2015, về việc Định đoạt tài sản chung: “Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.”
Tùy thuộc vào thỏa thuận cuối cùng giữa cả hai bên, mỗi người sẽ được hưởng diện tích đã thống nhất đối với mảnh đất chung. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận và xảy ra tranh chấp, có thể yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề phân chia tài sản chung theo quy định tại Tòa án nhân dân nơi có đất, theo Khoản 1 Điều 203 của Luật Đất đai số 45/2013/QH13.
Thỏa thuận phân chia tài sản sản đã lập trước đó sẽ là căn cứ để tòa án xác định tỷ lệ hưởng giữa cả hai anh em.
Thủ tục hai anh em cùng đứng tên sổ đỏ
Dưới đây là những thủ tục pháp lý hai anh em cùng đứng tên sổ đỏ cần phải chuẩn bị.
Đối với người nộp hồ sơ
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy tờ cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
- Các giấy tờ chứng minh: Hợp đồng mua bán nhà đất, nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà đất chung.
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
- Giấy tờ chứng minh hai anh em là anh em ruột: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,…
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản mua nhà: Sao kê tài khoản ngân hàng, giấy tờ chứng minh thu nhập,…
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Bạn phải nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
- Khi nộp, nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì bạn sẽ được cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ thông báo và hướng dẫn nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trong thời hạn tối đa 03 ngày.
Đối với văn phòng đăng ký đất đai
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra và xác nhận vào đơn đề nghị việc cấp đổi Giấy chứng nhận
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải ghi đầy đủ các thông tin vào sổ tiếp nhận và đưa phiếu cho người nộp hồ sơ.
Bước 2: Lập hồ sơ để trình cho cơ quan có thẩm quyền về việc cấp Giấy chứng nhận.
Bước 3: Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Sau khi có kết quả, cơ quan có thẩm quyền sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Bài viết trên của Radanhadat.vn đã giải đáp chi tiết về việc hai anh em cùng đứng tên sổ đỏ được hay không. Đồng thời chúng tôi cũng giải đáp một số thắc mắc về việc cùng đứng tên. Đừng quên theo dõi những bài viết bổ ích khác về sổ đỏ và những vấn đề liên quan tại website của Radanhadat.vn nhé.
***Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Radanhadat.vn thực hiện tài liệu này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước.
Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của tài liệu nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.
Chúng tôi xử lý thông tin dựa trên nguồn đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không kiểm chứng nguồn tin và không đảm bảo tính chính xác.
Radanhadat.vn sở hữu độc quyền tài liệu và nội dung bên trong. Tài liệu không được phép sao chép toàn bộ hoặc một phần mà không có sự đồng ý của Radanhadat.vn.