Nội dung có trong hợp đồng đặt cọc thuê nhà gồm những gì? Cần lưu ý những gì khi làm hợp đồng đặt cọc thuê mặt bằng? Tất tần tật thông tin liên quan tới mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà sẽ được radanhadat.vn bật mí chi tiết qua những chia sẻ ở bài viết dưới đây!
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là gì?
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là một loại hợp đồng dân sự, được sử dụng trong trường hợp người có nhà cho thuê và người muốn đi thuê nhà ký kết với nhau để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên khi tiến hành giao dịch thuê nhà.
Mẫu hợp đồng này thường được áp dụng trong trường hợp bên thuê nhà chưa thể chuyển đến ngay, vì vậy họ sẽ đặt cọc trước để giữ chỗ, đảm bảo việc thuê được nhà và tránh trường hợp chủ nhà cho người khác thuê. Tùy theo mục đích và chức năng của hợp đồng mà nó có thể được phân chia thành các loại sau:
- Trường hợp thỏa thuận mục đích của hợp đồng đặt cọc là để ký kết hợp đồng thuê nhà: Hợp đồng đặt cọc sẽ chấm dứt ngay sau khi hai bên hoàn tất việc ký kết hợp đồng thuê nhà.
- Trường hợp thỏa thuận đặt cọc sau khi hợp đồng đã được ký kết: Việc đặt cọc chỉ nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thuê nhà. Và thỏa thuận đặt cọc sẽ kéo dài cho đến khi các bên hoàn thành việc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp thỏa thuận đặt cọc vừa nhằm ký kết, vừa nhằm thực hiện hợp đồng thuê nhà: Hiệu lực của bản hợp đồng sẽ kéo dài từ khi ký kết thỏa thuận đặt cọc cho đến khi hoàn thành việc thực hiện hợp đồng.
Lý do ký kết hợp đồng đặt cọc thuê nhà
Khi thuê nhà, việc ký kết hợp đồng đặt cọc là rất cần thiết, đặc biệt là để bảo vệ quyền lợi của cả bên cho thuê và bên thuê. Dưới đây là một số lý do chính nên ký kết hợp đồng dân sự này:
- Bảo vệ quyền lợi của bên đặt cọc: Khi thuê nhà, nếu 2 bên chỉ thỏa thuận bằng miệng mà không có hợp đồng cụ thể, bên đặt cọc rất dễ gặp phải rủi ro như chủ nhà không trả lại tiền cọc hoặc cho người khác thuê. Theo đó, trong hợp đồng đặt cọc sẽ ghi rõ nghĩa vụ của chủ nhà phải trả lại tiền cọc khi kết thúc hợp đồng, giúp bên đặt cọc yên tâm.
- Bảo vệ quyền lợi của bên cho thuê nhà: Hợp đồng đặt cọc sẽ xác định rõ trách nhiệm của bên thuê, như việc thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản phí, thời gian thuê nhà,… Trong trường hợp bên thuê vi phạm hợp đồng, chủ nhà sẽ có căn cứ pháp lý để giữ lại tiền cọc.
- Tránh tranh chấp trong tương lai: Hợp đồng đặt cọc sẽ ghi rõ các điều khoản, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, giúp tránh các tranh chấp có thể xảy ra sau này như: Đơn phương chấm dứt hợp đồng, tranh chấp về thời hạn thuê nhà, sửa chữa, bảo trì nhà,…
Như vậy có thể thấy, việc soạn thảo một văn bản hợp đồng đặt cọc rõ ràng, minh bạch sẽ góp phần đảm bảo quá trình thuê nhà diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
Nội dung trong hợp đồng đặt cọc thuê nhà gồm những gì?
Khi ký kết một hợp đồng đặt cọc thuê nhà, các nội dung quan trọng cần có bao gồm:
- Thông tin của các bên tham gia: Tên, địa chỉ, số CMND/CCCD, số điện thoại của các bên tham gia bao gồm bên cho thuê nhà và bên thuê nhà.
- Nêu rõ mục đích đặt cọc: Trong bản hợp đồng cần ghi rõ mục đích đặt cọc là đảm bảo việc ký kết hợp đồng cho thuê, đảm bảo thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng cho thuê hay đảm bảo cả hai mục đích trên.
- Thông tin về nhà đất cho thuê: Nêu rõ địa chỉ, diện tích, số tầng, số phòng, tình trạng pháp lý, mô tả chi tiết về hiện trạng, trang thiết bị của bất động sản,…
- Chi tiết về giá trị tài sản dùng để đặt cọc: Giá trị tiền cọc, phương thức thanh toán (chuyển khoản, tiền mặt,…), thời hạn hoàn trả tiền cọc khi kết thúc hợp đồng thuê.
- Các thỏa thuận về giá thuê, thời hạn thuê, thanh toán tiền thuê.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên: Ví dụ trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng của chủ nhà và người thuê; quy định về việc thay đổi, điều chỉnh hợp đồng.
- Xử lý khoản đặt cọc: Điều kiện hoàn trả tiền cọc khi kết thúc hợp đồng, cách xử lý tiền cọc khi một bên vi phạm hợp đồng.
- Các điều khoản khác tuân thủ theo pháp luật hiện hành.
Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà mới nhất
Dưới đây là mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà bạn đọc có thể tham khảo:
Download mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà đầy đủ TẠI ĐÂY
Khi chấm dứt hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần làm giấy tờ gì?
Nếu không muốn tiếp tục hợp đồng thuê nhà và muốn chấm dứt hợp đồng đặt cọc, bạn hoàn toàn có quyền gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên cho thuê. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc bạn mất số tiền đặt cọc, hoặc thậm chí phải bồi thường thêm, tùy thuộc vào các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc trước đó.
Trong trường hợp hai bên đã đạt được sự thống nhất về việc chấm dứt hợp đồng đặt cọc, bạn nên lập biên bản thanh lý hợp đồng. Biên bản này sẽ ghi lại sự thỏa thuận giữa hai bên, đồng thời xác định rõ những gì mà các bên đã nhận của nhau.
Ưu điểm và rủi ro của hợp đồng đặt cọc khi mua chung cư?
Việc làm hợp đồng đặt cọc khi mua chung cư có một số ưu điểm và rủi ro sau:
Ưu điểm
Khi pháp luật Việt Nam công nhận đất đai là hàng hóa, thị trường giao dịch về đất đai và các công trình xây dựng trên đất như căn hộ chung cư phát triển mạnh, thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, do các quy định pháp luật còn chưa rõ ràng và tâm lý hám lợi, nhiều người đã rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang” khi tham gia vào thị trường bất động sản.
Các giao dịch về nhà ở thường được thể hiện dưới dạng hợp đồng vay vốn, góp vốn hay đặt cọc, nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực bất động sản huy động vốn từ khách hàng để thực hiện dự án. Loại hợp đồng này có ưu điểm giúp chủ đầu tư huy động vốn nhanh, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lạm dụng để chiếm đoạt tiền của khách hàng, do các kẽ hở trong pháp luật.
Trên thực tế, những lợi ích của loại hợp đồng này đem lại nhiều lợi ích hơn cho chủ đầu tư so với người mua nhà.
Rủi ro
Hợp đồng đặt cọc thuê nhà tiềm ẩn một số rủi ro có thể xảy ra như:
- Bên bán thường nắm nhiều đặc quyền hơn so với người mua, đặc biệt với các giao dịch mua bán nhà hình thành trong tương lai. Cụ thể, chủ đầu tư sẽ huy động vốn từ bên mua trước khi có móng và có thể dùng số tiền đặt cọc để xây dựng. Khi xảy ra tranh chấp, tiền đặt cọc của người mua có thể thuộc về chủ đầu tư.
- Bên bán có thể đưa ra các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng không công bằng, mức phạt dành cho người mua thường cao hơn bên bán.
- Hợp đồng mẫu do chủ đầu tư soạn thảo thường có điều khoản chủ quan, có lợi cho họ. Người mua cần được tư vấn của chuyên gia pháp luật về bất động sản để tránh mắc bẫy và rủi ro tài chính khi ký hợp đồng. Ngoài ra, sự thay đổi tỷ giá hối đoái cũng có thể làm tăng số tiền người mua phải nộp cho chủ đầu tư, dẫn đến hậu quả xấu.
- Trong hợp đồng mua bán chung cư, đôi khi sẽ có thể xuất hiện những khái niệm lạ như “hợp đồng mua bán quyền căn hộ” và “thời hạn sử dụng quyền căn hộ”. Trong trường hợp này, người mua cần yêu cầu bên bán giải thích rõ ràng về các khái niệm này. Ngoài ra, người mua nên nhờ tư vấn từ các chuyên gia để tránh rủi ro pháp lý và các thiệt hại có thể xảy ra.
Mức phạt khi vi phạm hợp đồng đặt cọc chuyển quyền sử dụng đất
Các bên tham gia hoàn toàn được phép thỏa thuận về mức phạt khi vi phạm hợp đồng đặt cọc chuyển quyền sử dụng đất như từ chối giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không có thỏa thuận, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015: Trong trường hợp hợp đồng đã được giao kết và thực hiện, thì số tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả lại cho bên đặt cọc hoặc được dùng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Tuy nhiên, nếu bên đặt cọc từ chối việc ký kết hoặc thực hiện hợp đồng, số tiền đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Ngược lại, nếu là bên nhận đặt cọc từ chối giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, họ phải hoàn trả lại số tiền đặt cọc cho bên đặt cọc, cộng thêm một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên.
Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên tham gia hợp đồng, trong trường hợp một bên vi phạm cam kết.
Lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc thuê nhà cần nắm rõ
Trong quá trình làm hợp đồng đặt cọc thuê nhà, có một số lưu ý quan trọng bạn nên nắm rõ bao gồm:
- Hình thức hợp đồng: Bộ luật Dân sự 2015 không bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải được thực hiện dưới hình thức văn bản. Tuy nhiên, các bên vẫn nên lập hợp đồng bằng văn bản để có căn cứ pháp lý khi cần thiết.
- Tính hợp lệ của hợp đồng: Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc chỉ vô hiệu khi bên đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị cưỡng ép, lừa dối.
- Về công chứng hợp đồng đặt cọc thuê nhà: Pháp luật hiện hành không yêu cầu bắt buộc phải công chứng hợp đồng đặt cọc cho thuê nhà. Tuy nhiên, việc công chứng sẽ tạo độ tin cậy và là bằng chứng trong một số trường hợp cần thiết.
- Nội dung hợp đồng: Mặc dù hiện nay có rất nhiều mẫu hợp đồng đặt cọc khác nhau, tuy nhiên bắt buộc trong hợp đồng phải thể hiện được một số nội dung cơ bản như: Các thông tin về tài sản đặt cọc, thông tin về nhà đất cho thuê, phương thức thanh toán, cách thức giải quyết khi hợp đồng được giao kết hoặc bị vi phạm,…
- Tên gọi hợp đồng: Tên gọi hợp đồng phải là “Hợp đồng đặt cọc”, không được đặt tên là “Giấy biên nhận giao tiền”.
Việc ký kết hợp đồng đặt cọc khi thuê nhà là một điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của cả người cho thuê và người thuê. Nắm rõ các quy định pháp luật liên quan sẽ giúp các bên tránh được những tranh chấp không đáng có về sau. Hy vọng qua những chia sẻ của radanhadat.vn về hợp đồng đặt cọc thuê nhà ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!
***Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Radanhadat.vn thực hiện tài liệu này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước.
Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của tài liệu nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.
Chúng tôi xử lý thông tin dựa trên nguồn đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không kiểm chứng nguồn tin và không đảm bảo tính chính xác.
Radanhadat.vn sở hữu độc quyền tài liệu và nội dung bên trong. Tài liệu không được phép sao chép toàn bộ hoặc một phần mà không có sự đồng ý của Radanhadat.vn.