Kế hoạch, quy hoạch đất đai là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, chiến lược trong phát triển địa phương. Thông qua đó, giúp đảm bảo việc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm và hiệu quả. Nếu bạn đang tìm hiểu kế hoạch sử dụng đất là gì và phân biệt giữa kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất, hãy cùng đọc bài viết này của radanhadat.vn nhé.
Kế hoạch sử dụng đất là gì?
Kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3, Luật đất đai. Theo đó, kế hoạch sử dụng đất là việc chính quyền địa phương tiến hành phân chia quy hoạch và sử dụng đất vào những mục đích khác nhau để thực hiện trong một thời gian nhất định.
Bên cạnh kế hoạch sử dụng đất, chúng ta cũng có quy hoạch sử dụng đất. Đây là 2 khái niệm khác nhau. Quy hoạch sử dụng đất là việc khoanh vùng đất theo không gian để sử dụng một cách chính xác, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh nhưng vẫn phải đảm bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu. Thời gian thực hiện quy hoạch cũng được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, kế hoạch và quy hoạch có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Kế hoạch sử dụng đất là phân chia quy hoạch sử dụng đất trong một khoảng thời gian. Quy hoạch là sự tính toán, phân bổ không gian đất làm sao để đúng với kế hoạch đã được đưa ra.
Sự khác nhau giữa kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
Mặc dù kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng đây vẫn là 2 nhiệm vụ riêng biệt với những điểm khác nhau cơ bản đó là:
Tiêu chí |
Quy hoạch sử dụng đất |
Kế hoạch sử dụng đất |
Căn cứ pháp lý |
|
|
Phân loại |
Quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
|
Kế hoạch sử dụng đất gồm:
|
Thời hạn |
– Thời kỳ thực hiện quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. – Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 – 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm. |
– Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là: 05 năm; – Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm. |
Nguyên tắc lập |
– Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã; – Bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; – Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; – Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu; – Nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia. |
Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh; – Kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải phù hợp với phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh; – Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; – Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; – Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; – Kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. |
4 căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất
Để lập kế hoạch sử dụng đất, các đơn vị cần phải căn cứ theo Điều 36 Luật Đất đai. Trong đó, dựa trên 4 căn cứ sau đây:
Căn cứ vào việc lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia
Trước tiên, kế hoạch sử dụng đất cần phải được cân nhắc dựa trên kế hoạch quốc gia về việc sử dụng đất. Khi lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia, Nhà nước phải thực hiện dựa trên những căn cứ sau:
- Bản quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
- Kế hoạch phát triển nhiệm vụ kinh tế – xã hội hàng năm và 5 năm của cả nước.
- Nhu cầu của việc sử dụng đất hàng năm và trong 5 năm đối với từng ngành, từng lĩnh vực đối với cấp tỉnh.
- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia của những thời kỳ trước để xác định hiệu quả của kế hoạch và có sự điều chỉnh.
- Khả năng đầu tư cũng như huy động các nguồn lực giúp thực hiện được thành công kế hoạch sử dụng đất.
Căn cứ vào việc lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
Để lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, chúng ta cũng cần phải dựa trên những tiêu chí sau đây:
- Kế hoạch sử dụng đất của quốc gia. Những nội dung có liên quan đến phân bổ và khoanh vùng mục đích sử dụng đất đai trong quy hoạch tỉnh.
- Kế hoạch phát triển nhiệm vụ kinh tế – xã hội hàng năm và 5 năm cấp tỉnh.
- Nhu cầu của việc sử dụng đất hàng năm và trong 5 năm đối với từng ngành, từng lĩnh vực đối với cấp huyện.
- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh của những thời kỳ trước để xác định hiệu quả của kế hoạch và có sự điều chỉnh.
- Khả năng đầu tư cũng như huy động các nguồn lực giúp thực hiện được thành công kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ vào việc lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Cấp huyện khi muốn xây dựng kế hoạch sử dụng đất sẽ phải căn cứ vào những yếu tố sau:
- Kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh nơi cấp huyện chịu sự quản lý.
- Quy hoạch của cấp huyện về vấn đề sử dụng đất.
- Nhu cầu của việc sử dụng đất hàng năm đối với từng ngành, từng lĩnh vực đối với cấp xã.
- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp huyện của những thời kỳ trước để xác định hiệu quả của kế hoạch và có sự điều chỉnh.
- Khả năng đầu tư cũng như huy động các nguồn lực giúp thực hiện được thành công kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh
Đối với đất quốc phòng, chúng ta cần phải xây dựng kế hoạch sử dụng đất dựa vào các căn cứ:
- Kế hoạch của quốc gia về việc sử dụng đất. Quy hoạch đất đối với lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
- Nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh trong thời hạn 5 năm.
- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh của những thời kỳ trước để xác định hiệu quả của kế hoạch và có sự điều chỉnh.
- Khả năng đầu tư và huy động các nguồn lực trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh giúp thực hiện kế hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả.
Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy định về nguyên tắc lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất được đề cập trong Luật Đất đai gồm những yếu tố sau:
Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
Sẽ có 5 nguyên tắc trong việc lập quy hoạch sử dụng đất mà người thực hiện cần phải tuân thủ như sau:
- Trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, chúng ta cần phải bảo đảm tính đặc thù của từng vùng, địa phương khác nhau nhưng vẫn phải có sự liên kết giữa các vùng. Trong bản quy hoạch sử dụng đất cấp huyện sẽ phải thể hiện được cả các nội dung có liên quan đến việc sử dụng đất của cấp xã.
- Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo việc bảo vệ một cách nghiêm ngặt đối với các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
- Quy hoạch sử dụng đất cần phải có sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương cũng như quỹ đất và khả năng của quốc gia. Từ đó, giúp cho việc sử dụng đất tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo một cách hiệu quả.
- Không chỉ dừng lại ở đó, việc quy hoạch sử dụng đất cũng cần phải hướng đến khai thác một cách hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, thích ứng được với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
- Nội dung phân bổ và sử dụng đất sẽ phải có sự đồng bộ với quy hoạch đất của cấp trên gồm: quốc gia, vùng, tỉnh và từng ngành, lĩnh vực. Từ đó, hạn chế sự chồng chéo, dẫn đến sử dụng đất không hiệu quả.
Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất
Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất là gì? Khi xây dựng kế hoạch sử dụng đất, chúng ta cần tuân thủ theo 4 nhóm nguyên tắc sau đây:
- Khi lập kế hoạch sử dụng đất, các nội dung đảm bảo phù hợp với chiến lược cũng như kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh của địa phương cũng như quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cùng cấp.
- Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải phù hợp với phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo quy hoạch.
- Kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, khai thác một cách hợp lý các nguồn tài nguyên, thiên nhiên. Tuy nhiên, luôn phải gắn với bảo vệ môi trường cũng như bảo tồn công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh.
- Kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tự thống nhất trong các ngành, lĩnh vực và địa phương. Từ đó, tạo sự đồng bộ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khi lập kế hoạch sử dụng đất, bắt buộc phải có sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch sử dụng đất của từng ngành, lĩnh vực và địa phương với quy hoạch so với kế hoạch của cơ quan nhà nước đã được phê duyệt.
Một số hành vi vi phạm về kế hoạch sử dụng đất
Việc nắm rõ kế hoạch sử dụng đất là gì giúp chúng ta có thể hạn chế được các hành vi có liên quan đến vi phạm quy định về kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất phổ biến đó là:
- Không tổ chức lập cũng như thực hiện điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch có liên quan đến sử dụng đất đảm bảo kịp thời theo đúng quy định.
- Không thực hiện đúng các quy định về việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Sau khi lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất không công bố đến người dân.
- Khi có sự điều chỉnh việc chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hủy bỏ việc thu hồi đất không công bố với nhân dân.
- Không thực hiện đúng quy chế báo cáo trong quá trình triển khai kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp về kế hoạch sử dụng đất
Trong quá trình tìm hiểu về kế hoạch sử dụng đất là gì cũng có nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề này được đưa ra. Phổ biến nhất là một số câu hỏi sau đây:
Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong bao nhiêu lâu?
Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, sẽ kéo dài trong 10 năm. Tầm nhìn quy hoạch đối với quốc gia từ 30 năm đến 50 năm và tầm nhìn của huyện sẽ kéo dài từ 20 đến 30 năm.
Thời kỳ của kế hoạch đối với cấp quốc gia, tỉnh và mục đích quốc phòng, an ninh sẽ kéo dài trong vòng 5 năm. Kế hoạch đối với cấp huyện là hàng năm.
Làm sao để có thể xác định được đất có nằm trong quy hoạch hay không?
Để kiểm tra thông tin quy hoạch, chúng ta có 3 cách:
- Kiểm tra thông tin quy hoạch của mảnh đất bạn muốn mua trên sổ đỏ hoặc sổ hồng.
- Tìm hiểu thông tin quy hoạch bằng cách đến trực tiếp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhờ đến sự trợ giúp của các công ty nhà đất và dịch vụ ở địa phương để nắm bắt thông tin quy hoạch.
Khi lập hoặc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đơn vị nào chịu trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất?
Trước khi tiến hành lập hoặc điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, những đơn vị sau đây phải có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất:
- Các Bộ, ngành phải xác định nhu cầu sử dụng đất của từng ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách để đề xuất dự án.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tính hành xác định nhu cầu sử dụng đất đối với địa phương mình.
- 45 ngày tính từ thời điểm nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phải tiến hành khảo sát và gửi nhu cầu sử dụng đất về cho Bộ để tổng hợp.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi tổng hợp sẽ thực hiện cân đối nhu cầu sử dụng đất của từng ngành, địa phương. Sau đó, nghiên cứu và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất thuộc cấp quốc gia đảm bảo phù hợp.
Việc nắm rõ quy hoạch cũng như kế hoạch sử dụng đất là gì có ý nghĩa quan trọng trọng việc lựa chọn đầu tư vào bất động sản. Chính vì thế, trước khi quyết định xuống tiền, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ để tránh rủi ro.
***Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Radanhadat.vn thực hiện tài liệu này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước.
Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của tài liệu nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.
Chúng tôi xử lý thông tin dựa trên nguồn đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không kiểm chứng nguồn tin và không đảm bảo tính chính xác.
Radanhadat.vn sở hữu độc quyền tài liệu và nội dung bên trong. Tài liệu không được phép sao chép toàn bộ hoặc một phần mà không có sự đồng ý của Radanhadat.vn.