Ký hợp đồng đặt cọc khi mua đất là bước quan trọng phải thực hiện để bảo vệ quyền lợi của người mua trước khi ký hợp đồng chính thức tại văn phòng công chứng. Radanhadat.vn cung cấp mẫu hợp đồng đặt cọc đất ngắn gọn, đầy đủ và hợp pháp để bạn có thể tải về sử dụng khi cần ngay tại đây.
Hiểu rõ về mẫu hợp đồng đặt cọc đất
Dưới đây là những điểm quan trọng cần hiểu rõ về mẫu hợp đồng này.
Khái niệm
Hợp đồng đặt cọc được hiểu theo điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 được đề cập:
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tham khảo Luật Minh Khuê.
Trước khi thực hiện giao dịch mua bán đất, người bán thường yêu cầu người mua đặt cọc một khoản tiền nhỏ để đảm bảo giao dịch và không bán đất cho bên khác. Để tránh rủi ro trong trường hợp một bên không tuân thủ cam kết, cần có hợp đồng đặt cọc mua đất và được ký bởi đại diện đôi bên. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng mẫu hợp đồng đặt cọc đất ngắn gọn, đầy đủ và đảm bảo tính pháp lý.
Để bảo vệ quyền lợi cho bên mua, hợp đồng đặt cọc nên có sự chứng kiến của bên thứ ba. Điều này giúp người mua tránh mất cọc trong trường hợp người bán không thực hiện đúng thỏa thuận đã thống nhất.
Hợp đồng đặt cọc liệu có cần công chứng?
Dựa trên quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện hành, hiện không có quy định bắt buộc về việc hợp đồng đặt cọc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Tuy nhiên, tránh những tranh chấp phát sinh sau này, bên mua và bên bán thường nhờ đến bên thứ ba là đại diện phòng công chứng. Hợp đồng đã được công chứng sẽ có giá trị chứng cứ trong quá trình xét xử tại Tòa án, giúp giảm bớt các yêu cầu chứng minh về các điều khoản và sự kiện trong hợp đồng, trừ khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu.
Điều kiện hợp đồng đặt cọc có hiệu lực
Dựa vào quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 do Luật Minh Khuê cung cấp, giao dịch dân sự có hiệu lực cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó điều 407 có đề cập: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”.
Bởi vậy mà nếu không đáp ứng được các điều kiện này thì hợp đồng đặt cọc sẽ vô hiệu. Cụ thể:
- Điều đầu tiên, hợp đồng đặt cọc có thể bị vô hiệu nếu một bên tham gia ký kết không có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc không tự nguyện tham gia ký kết hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng chính.
- Điều thứ hai, hợp đồng đặt cọc sẽ không có giá trị nếu mục đích hoặc nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.
- Điều thứ ba, hợp đồng đặt cọc có thể bị tuyên bố vô hiệu nếu được lập ra với mục đích giả tạo (để che giấu một hợp đồng khác), do nhầm lẫn, hoặc nếu bị lừa dối và cưỡng ép.
- Điều thứ tư, nếu một trong những đối tượng còn lại của hợp đồng không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng sẽ bị vô hiệu.
Sau khi nắm được điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, nhiều người thắc mắc liệu mẫu hợp đồng đặt cọc đất ngắn gọn cần có thông tin gì? Vậy cùng tìm hiểu tiếp phần sau nhé!
Nội dung cần có trong mẫu hợp đồng đặt cọc đất
Mẫu hợp đồng đặt cọc đất ngắn gọn nhưng phải đảm bảo có đầy đủ nội dung thông tin.
Đối tượng hợp đồng
Bản hợp đồng cần cung cấp thông tin chi tiết về quyền sử dụng đất và nhà ở liên quan, bao gồm mô tả chính xác của tài sản, số hiệu thửa đất và các giấy tờ pháp lý liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng.
Thời hạn đặt cọc
Trong mẫu hợp đồng đặt cọc đất ngắn gọn cần có nội dung thời hạn đặt cọc. Trong đó xác định khoảng thời gian cụ thể mà bên mua phải hoàn tất việc đặt cọc, cùng với thời điểm dự kiến để ký kết hợp đồng mua bán chính thức tại văn phòng công chứng.
Giá chuyển nhượng
Người mua và người bán cần thống nhất để đưa ra mức giá đã thỏa thuận cho việc chuyển nhượng quyền sở hữu đất.
Mức đặt cọc
Ghi rõ số tiền đặt cọc mà bên mua phải thanh toán để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng mua bán.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Trong mẫu hợp đồng đặt cọc đất ngắn gọn cần ghi rõ quy định quyền lợi và trách nhiệm của bên nhận đặt cọc (bên bán) và bên đặt cọc (bên mua). Điều này bao gồm nghĩa vụ thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên còn lại, và các quyền hạn liên quan đến việc thực hiện hợp đồng.
Giải quyết khi xảy ra tranh chấp
Xác định cơ chế và quy trình để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể là thông qua thương lượng, hòa giải, hoặc kiện tụng tại cơ quan có thẩm quyền.
Cam kết về tình trạng pháp lý của đất
Đất là tài sản phải có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng, không bị thế chấp, còn thời hạn sử dụng, và không có tranh chấp pháp lý nào khác.
Nội dung trong mẫu hợp đồng đặt cọc đất ngắn gọn giúp bảo vệ quyền lợi của cả bên bán và bên mua. Thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch mua bán đất diễn ra suôn sẻ nhưng vẫn đảm bảo công khai, minh bạch.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc đất
Quyền lợi của cả đôi bên được thể hiện rõ nhất trong các điều khoản về quyền và nghĩa vụ được đề cập tại mẫu hợp đồng đặt cọc đất ngắn gọn này:
Đối với bên đặt cọc
Theo Khoản 1 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, bên đặt cọc được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Yêu cầu ngừng sử dụng và bảo quản tài sản: Bên đặt cọc có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc dừng khai thác, sử dụng hoặc thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan đến tài sản đặt cọc, đồng thời yêu cầu bảo quản và gìn giữ tài sản để tránh mất giá trị hoặc hao hụt.
- Thay thế hoặc sử dụng tài sản: Bên đặt cọc có quyền yêu cầu thay thế tài sản đã đặt cọc hoặc sử dụng tài sản đó cho các giao dịch dân sự khác, nếu bên nhận đặt cọc đồng ý. Trong trường hợp này, bên đặt cọc cần thanh toán các chi phí hợp lý cho việc bảo quản và giữ gìn tài sản.
- Đăng ký quyền sở hữu: Bên đặt cọc có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đặt cọc hoặc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý liên quan để bảo vệ quyền sở hữu.
- Quyền và nghĩa vụ khác: Bên đặt cọc cũng có quyền và nghĩa vụ khác theo các thỏa thuận cụ thể của các bên hoặc theo quy định của Bộ Luật Dân sự và các luật pháp liên quan.
Đối với bên nhận cọc
Theo Khoản 2 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, bên nhận đặt cọc có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Ngăn chặn các hành động liên quan đến tài sản: Bên nhận đặt cọc có quyền yêu cầu bên đặt cọc ngừng các hoạt động như trao đổi, thay thế hoặc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đặt cọc nếu chưa có sự đồng ý từ bên nhận.
- Sở hữu tài sản khi vi phạm: Trong trường hợp bên đặt cọc không thực hiện đúng cam kết hoặc hợp đồng, bên nhận đặt cọc có quyền sở hữu tài sản đã đặt cọc.
- Bảo quản tài sản: Bên nhận đặt cọc có nghĩa vụ bảo quản và giữ gìn tài sản để tránh hư hỏng hoặc giảm giá trị.
- Hạn chế sử dụng tài sản: Bên nhận đặt cọc không được thực hiện các giao dịch dân sự, khai thác hoặc sử dụng tài sản nếu chưa được bên đặt cọc đồng ý.
- Quyền và nghĩa vụ khác: Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, bên nhận đặt cọc còn có các quyền và nghĩa vụ khác theo các thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Bộ Luật Dân sự và các luật liên quan.
Một số lưu ý quan trọng khi đặt cọc đất
Trước khi ký vào mẫu hợp đồng đặt cọc đất, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:
Xác định thời hạn rõ ràng cho hợp đồng đặt cọc
Yếu tố quan trọng nhất là quy định thời hạn rõ ràng cho hợp đồng đặt cọc. Các bên cần thống nhất một thời điểm cụ thể để hoàn tất hợp đồng đặt cọc và thực hiện các thủ tục ký hợp đồng mua bán tại văn phòng công chứng thay vì chỉ đưa ra một khoảng thời gian mơ hồ.
Xác định uy tín của chủ thể nhận đặt cọc
Do tình trạng đồng sở hữu tài sản khá phổ biến ở Việt Nam, nên người nhận đặt cọc phải là người có quyền hợp pháp và rõ ràng đối với tài sản liên quan. Điều này giúp tránh các tranh chấp pháp lý và bảo vệ quyền lợi của các bên trong giao dịch.
Thực hiện chuyển khoản và xác nhận đặt cọc
Sau khi ký hợp đồng, số tiền đặt cọc cần được chuyển khoản vào tài khoản của người nhận đặt cọc. Nếu không thể thực hiện chuyển khoản, các bên có thể ký biên bản giao nhận tiền hoặc yêu cầu bên nhận đặt cọc viết tay vào cuối hợp đồng để xác nhận đã nhận đủ số tiền đặt cọc và ký tên. Việc này giúp đảm bảo tính minh bạch và sự rõ ràng trong giao dịch.
Quy định về mức phạt cọc
Dựa trên nguyên tắc hiện hành của pháp luật dân sự, đôi bên có quyền thỏa thuận về mức phạt đối với việc không thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận rõ ràng về mức phạt, Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xử lý tài sản đặt cọc nêu rõ:
- Trường hợp bên đặt cọc từ chối tuân thủ hợp đồng: Tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
- Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện theo nội dung hợp đồng: Bên nhận đặt cọc phải hoàn trả tài sản đặt cọc cùng với một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc.
Ví dụ: A ký hợp đồng đặt cọc để bán đất cho B với số tiền 100 triệu đồng. Nếu A và B không có thỏa thuận rõ ràng và A quyết định không bán đất cho B nữa, A sẽ phải hoàn trả 100 triệu đồng cho B và phải trả thêm 100 triệu đồng tiền phạt. Nếu B từ chối mua đất, B sẽ mất 100 triệu đồng đã đặt cọc.
Cập nhật mẫu hợp đồng đặt cọc đất ngắn gọn, chuẩn pháp lý
Hợp đồng đặt cọc đất có giá trị rất quan trọng, nhằm giải quyết các tranh chấp nếu một trong hai bên làm trái hợp đồng. Mẫu hợp đồng đặt cọc đất ngắn gọn gồm nhiều thông tin mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Dưới đây là hình ảnh minh hoạ:
Trên đây là mẫu hợp đồng đặt cọc đất ngắn gọn, hợp pháp, đầy đủ nội dung thông tin. Do bài viết giới hạn về nội dung trình bày, bản đầy đủ được Radanhadat.vn đính kèm link. Download mẫu hợp đồng đặt cọc đất đầy đủ TẠI ĐÂY.
TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM:
Radanhadat.vn cung cấp thông tin dưới hình thức tham khảo. Mọi thông tin trong bài viết có thể được thay đổi không báo trước.
Đơn vị nỗ lực tìm hiểu và đảm bảo tính chính xác của tài liệu nhưng không chịu trách nhiệm với bất kỳ sai sót hay tổn thất gì.
Radanhadat.vn không cho phép sao chép nội dung dưới mọi hình thức mà chưa có sự đồng ý nội bộ.