Nhiều người cho rằng nhà cấp 3 là công trình có từ 2 tầng trở xuống, điều này đúng nhưng chưa đủ. Số tầng không phải là yếu tố duy nhất để xác định liệu một ngôi nhà có thuộc cấp 3 hay không. Vậy nhà cấp 3 là gì và có những quy định mới nhất nào cần gia chủ nắm được khi xây nhà cấp 3. Radanhadat.vn chia sẻ thông tin hữu ích tại đây.
Nhà cấp 3 là gì?
Các kiến trúc sư cho biết nhà cấp 3 là công trình xây dựng được thiết kế với kết cấu chịu lực vững chắc, sử dụng các vật liệu chính là bê tông cốt thép, xi măng hoặc gạch. Nhà cấp 3 thường được xây dựng tối đa 2 tầng, với diện tích từ 1.000 đến 5.000 m². Tường bao và tường ngăn trong nhà đều được xây bằng gạch. Dưới điều kiện thời tiết thông thường, nhà có thể có tuổi thọ lên tới 40 – 45 năm.
Thông thường, nhà cấp 3 có các đặc điểm cơ bản như sau:
- Xây dựng tối đa 2 tầng.
- Kết cấu chịu lực sử dụng bê tông cốt thép kết hợp với gạch xây hoặc hoàn toàn bằng gạch.
- Tường bao và tường ngăn được xây bằng gạch.
- Vật liệu hoàn thiện.
- Mái nhà cấp 3 được lợp bằng vật liệu ngói (hoặc Fibroociment).
- Có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt ở mức cơ bản, trang bị nhà vệ sinh và phòng tắm,…
- Tuổi thọ 40 – 45 năm nếu công trình được bảo quản tốt, kết cấu tốt và điều kiện thời tiết bình thường.
Phân loại nhà cấp 3 phổ biến tại Việt Nam
Hiểu nhà cấp 3 là gì chưa đủ, gia chủ cần nắm được thêm các phong cách kiến trúc của nhà Việt Nam để có định hướng xây dựng phù hợp nhất. Dựa vào yếu tố này, Radanhadat.vn phân loại nhà cấp 3 thành một số loại sau:
Phong cách truyền thống
Mẫu nhà cấp 3 phong cách truyền thống sử dụng mái lợp ngói, tạo nên cảm giác hoài cổ. Mái ngói còn có ưu điểm là giữ cho ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Phong cách hiện đại
Được lấy cảm hứng từ kiến trúc phương Tây, các ngôi nhà cấp 3 trong nhóm này thường có các hình khối cơ bản không rườm rà. Dù vậy, thiết kế này vẫn tập trung vào việc mang lại tiện ích tối đa cho cuộc sống của gia chủ.
Nhà cấp 3 mái lệch
Nhiều gia chủ trẻ tuổi đặc biệt ưa chuộng thiết kế này vì nó không chỉ mở rộng không gian sinh hoạt mà còn tận dụng ánh sáng tự nhiên và gió trời.
Nhà cấp 3 mái lệch có mái dốc nghiêng một phía hoặc hai phía với độ dốc khác nhau. Thiết kế này tạo ra một vẻ ngoài độc đáo và hiện đại cho ngôi nhà, làm nổi bật sự khác biệt so với các kiểu mái truyền thống.
Nhà cấp 3 dáng chữ L
Nhà cấp 3 dáng chữ L là một kiểu thiết kế phổ biến trong xây dựng nhà ở, đặc biệt phù hợp với các khu đất có hình dạng không gian dài và hẹp. Nhà cấp 3 dáng chữ L có hình dạng như chữ “L”, với hai phần chính của ngôi nhà tạo thành góc vuông. Thiết kế này tạo ra một không gian sân vườn hoặc hiên nhà rộng rãi ở phần góc của hình chữ L. Đây là một trong những lựa chọn được ưa chuộng nhờ vào sự kết hợp hài hòa giữa tính năng sử dụng và thẩm mỹ.
Ưu điểm và nhược điểm khi xây nhà cấp 3
Để hiểu thêm nhà cấp 3 là gì, bạn cần nắm được ưu và nhược điểm khi xây dựng công trình này:
Ưu điểm
Dưới đây là những lợi ích của nhà cấp 3 mà bạn nên xem xét trước khi quyết định xây dựng:
- Thiết kế đa dạng: phong cách thiết kế như truyền thống, Châu Âu, hoặc hiện đại mang lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Cấu trúc đơn giản: đáp ứng đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt cơ bản.
- Chất lượng vật liệu: Với vật tư xây dựng ở mức trung bình và kết cấu chịu lực bằng bê tông và gạch, nhà cấp 3 đảm bảo độ an toàn và độ bền, kéo dài tuổi thọ lên tới 40 năm.
- Yêu cầu kỹ thuật thấp: Không yêu cầu yếu tố kỹ thuật quá khắt khe trong thi công.
- Chi phí hợp lý và thời gian xây dựng ngắn: Đưa ngôi nhà vào sử dụng nhanh mà không tốn nhiều chi phí đầu tư.
- Phù hợp với mọi quy mô gia đình: Thích hợp cho cả gia đình đông người hoặc ít thành viên.
Nhược điểm
- Cấu trúc đơn giản: Mặc dù cấu trúc đơn giản dễ thi công, nhưng có thể không đáp ứng nhu cầu về sự phức tạp hoặc tính năng cao cấp cho một số gia chủ.
- Kích thước và diện tích: Có thể hạn chế về kích thước và diện tích so với các loại kiến trúc khác, chưa phù hợp cho những gia đình có yêu cầu không gian lớn hơn.
Tuy nhiên, đối với những gia chủ không có nhu cầu ở quá rộng, muốn tiết kiệm chi phí thì nhà cấp 3 là gợi ý tuyệt vời.
Quy định về xây nhà cấp 3 tại Việt Nam mới nhất
Hiện nay, các quy định về nhà cấp 3 tại Việt Nam vẫn tuân theo Thông tư số 05-BXD/ĐT ban hành ngày 9/2/1993. Theo đó, mỗi mẫu nhà cấp 3 phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể như sau:
Nhà cấp 3 mẫu A
- Thiết kế hai tầng với đầy đủ các chức năng.
- Móng nhà, khung, và sàn đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
- Sàn nhà hoàn thiện bằng nền gạch men.
- Vật liệu chính có thể là cửa kính, cửa gỗ, hoặc cửa khung sắt.
- Nhà vệ sinh trang bị bệ xí tự hoại, và tường cùng sàn đều được ốp gạch men sứ.
- Mặt tiền của ngôi nhà được ốp gạch men hoặc trát đá, bên trong tường nhà được sơn vôi.
Nhà cấp 3 mẫu B
- Móng nhà, khung, và sàn cũng được làm từ bê tông cốt thép.
- Sàn nhà hoàn thiện bằng nền gạch hoa xi măng.
- Làm cửa kính không có khung.
- Mái nhà làm từ tôn hoặc ngói.
- Trần nhà được ốp bằng ván ép hoặc nhựa.
- Nhà vệ sinh có bệ xí tự hoại, và tường được ốp gạch.
- Sau khi hoàn thiện, tường nhà được quét vôi màu toàn bộ.
Nhà cấp 3 mẫu C
- Móng và cột nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
- Sàn nhà hoàn thiện bằng gạch hoa xi măng.
- Mái nhà được lợp với vật liệu ngói hoặc tôn.
- Trần nhà được ốp bằng ván ép hoặc nhựa.
- Cửa sử dụng kính khung gỗ.
- Sau khi hoàn thiện, tường nhà được quét vôi.
Báo giá xây nhà cấp 3 hiện nay
Thực tế, xây dựng nhà ở không có bảng giá cố định, bởi tổng chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể ước lượng ngân sách cần thiết để hoàn thiện một ngôi nhà cấp 3 nếu tính toán và xác định rõ các hạng mục sau:
- Diện tích đất sẽ thi công tính trên đơn vị m2.
- Loại vật liệu sẽ sử dụng là gì, cần bao nhiêu khối lượng hoặc số lượng, và giá của các vật liệu đó trên thị trường tại thời điểm dự trù chi phí?
- Phong cách thiết kế của ngôi nhà theo trường phái nào, đơn giản hay phức tạp. Ví dụ nhà có nhiều cột kèo, nhiều chi tiết nhỏ phào chỉ sẽ tốn kém hơn nhà có ít cột kèo và có ít phào chỉ hơn.
- Quy mô và diện tích xây dựng lớn hay nhỏ, từ đó rút ra chi phí.
- Vị trí thi công, liệu đất nền có cần gia cố hay không. Nếu phần đất cần gia cố thì tốn thêm chi phí.
Tuy nhiên, gia chủ có thể áng chừng tính theo công thức xây dựng nhà cấp 3 là:
- Tổng diện tích thi công x Đơn giá hoàn thiện trên mỗi m2 = Tổng chi phí xây dựng.
Theo khảo sát và thống kê từ Batdongsan.com.vn, bảng giá thi công ở thành phố và các vùng nông thôn sẽ khác nhau. Hiện nay, một số công ty thi công nhà ở tại các thành phố lớn cung cấp báo giá tham khảo như sau:
- Đối với nhà cấp 3 yêu cầu hoàn thiện phần thô hoặc mức hoàn thiện trung bình, đơn giá xây dựng dao động từ 3,8 đến 4 triệu đồng/m2.
- Nếu yêu cầu hoàn thiện cao cấp hoặc khách hàng chọn gói thầu thi công trọn gói, giá sẽ dao động từ 4,5 đến 7,0 triệu đồng/m2. Song, nếu khách hàng có yêu cầu đặc biệt về vật liệu sử dụng, giá có thể tăng cao hơn.
Trên đây chỉ là bảng giá được Radanhadat.vn tham khảo, không đại diện cho chi phí của bất kỳ đơn vị nào.
Kinh nghiệm xây nhà cấp 3
Xây dựng một công trình nhà ở có phần phức tạp với người không có kinh nghiệm. Vì vậy, gia chủ cần dành thời gian để tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan. Bên cạnh phong cách thiết kế thì gia chủ cần trang bị thêm một số kinh nghiệm hữu ích sau:
- Lập kế hoạch ngân sách: Dự toán chi phí là bước đầu tiên, giúp bạn chọn được thiết kế phù hợp với khả năng tài chính của mình. Tất cả các loại chi phí cần được lập kế hoạch ngay từ đầu để tránh bị hao hụt hoặc lãng phí.
- Hoàn thành các thủ tục pháp lý: Điều bắt buộc trước khi bắt tay phá nhà, đào móng là hoàn thiện các giấy tờ pháp lý liên quan, quan trọng nhất là giấy phép xây dựng.
- Lưu ý về bản vẽ và thiết kế nhà: Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong việc thiết kế và thi công nhà ở, bạn có thể tự mình xử lý cả hai khâu này. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm, tốt nhất nên thuê đội ngũ kiến trúc sư, xây dựng, chuyên gia giám sát quá trình thi công để đảm bảo chất lượng công trình.
Trong trường hợp không thuê kiến trúc sư riêng, bạn có thể chia sẻ ý tưởng hoặc bản vẽ của mình lên các diễn đàn hoặc nhóm chuyên về thi công nhà để nhận được góp ý từ những người có kinh nghiệm.
- Chọn vật liệu xây dựng: Một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là đừng tiết kiệm khi chọn vật liệu xây dựng. Chất lượng vật liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến độ bền và an toàn của ngôi nhà.
Một số mẫu nhà cấp 3 đẹp, nhiều phong cách
Dưới đây là hình ảnh tham khảo mẫu nhà cấp 3 đẹp mê ly, gia chủ có thể tham khảo để lên ý tưởng thiết kế riêng cho công trình của mình.
Chắc hẳn sau khi tìm hiểu xong khái niệm, bạn đã nắm rõ nhà cấp 3 là gì và những quy định mới nhất. Nếu bạn đang sở hữu một mảnh đất cừa đẹp với ngân sách vừa đủ thì hãy thử phương án xây dựng được Radanhadat.vn chia sẻ trên đây nhé!
***Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Radanhadat.vn thực hiện tài liệu này với mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Thông tin có thể được thay đổi mà không cần thông báo trước.
Chúng tôi nỗ lực thực hiện và đảm bảo tính chính xác của tài liệu nhưng không chịu trách nhiệm về tổn thất hoặc hậu quả từ việc sử dụng thông tin trong đây.
Chúng tôi xử lý thông tin dựa trên nguồn đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không kiểm chứng nguồn tin và không đảm bảo tính chính xác.
Radanhadat.vn sở hữu độc quyền tài liệu và nội dung bên trong. Tài liệu không được phép sao chép toàn bộ hoặc một phần mà không có sự đồng ý của Radanhadat.vn.