Trong bối cảnh tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử, bất động sản nhà kho và nhà xưởng đã trở thành một lĩnh vực đầu tư được nhiều người chú ý tới. Vậy nhà kho là gì? 5 nguyên tắc thiết kế nhà kho cần lưu ý?

    Nhà kho là gì?

    Nhà kho là một phần quan trọng trong hệ thống logistics. Được sử dụng để lưu trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hóa trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Chức năng chính của nhà kho là đảm bảo tính liên tục của quá trình cung ứng và phân phối hàng hóa.

    Nhà kho thường là một tòa nhà có mái che, được xây dựng bằng các vật liệu như gỗ, gạch, thép, tôn, sắt,… Hiện nay, một loại nhà kho phổ biến là nhà kho tôn sơn tĩnh điện, với mái tôn và cả bề mặt bao quanh được sơn tĩnh điện. Những nhà kho này được xây dựng với hệ thống trụ và khung thép chắc chắn và ổn định để đảm bảo sự an toàn và bền vững.

    Các loại nhà kho phổ biến

    1. Theo đặc tính của hàng hóa, có các loại nhà kho sau: 
    • Kho hàng sản phẩm: Được sử dụng để lưu trữ các sản phẩm đã hoàn thành, là kết quả cuối cùng của quy trình sản xuất và sẵn sàng để cung cấp cho khách hàng. 
    • Nhà kho linh kiện: Dùng để lưu trữ các nguyên liệu đầu vào và cả bán thành phẩm của các giai đoạn sản xuất nhỏ hơn, được sử dụng như nguyên liệu cho các giai đoạn sản xuất sau đó. 
    • Nhà kho vật liệu đóng gói: Chứa các vật liệu đóng gói như bao bì, pallet, nilon, dây buộc,… liên quan đến quá trình đóng gói và vận chuyển hàng hóa. 
    1. Theo chuỗi cung ứng hàng hóa, có các loại nhà kho sau: 
    • Nhà kho công nghiệp: Phục vụ cho hoạt động của các nhà máy và khu công nghiệp, thường được đặt gần hoặc ngay trong khu công nghiệp. 
    • Nhà kho phân phối: Dùng để lưu trữ thực phẩm, hàng hóa phân phối, thường nằm trong thành phố và được phân cách với khu dân cư và khu vực công cộng. 
    • Nhà kho trung chuyển: Được sử dụng để chuyển giao hàng hóa và tài sản từ phương tiện này sang phương tiện khác trước khi được phân phối đến địa điểm khác. Thường được đặt ở vị trí thuận lợi về giao thông. 
    • Nhà kho vật tư, vật liệu – phụ liệu: Phục vụ chủ yếu cho khu công nghiệp, thường được tập trung ở ngoại ô hoặc gần các cửa khẩu giao thông.

    Vai trò và chức năng của nhà kho là gì?

    1. Tối ưu hóa chi phí và nguồn lực: Nhà kho đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chi phí và tài nguyên cho các doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo sản phẩm đầu ra có mức giá cạnh tranh, tạo lợi thế trên thị trường và đạt được doanh thu tốt. Kho hàng được coi là một đầu tư lâu dài và không bao giờ gây lỗ. 
    2. Đảm bảo quá trình sản xuất liên tục và suôn sẻ: Nhà kho là nơi lưu trữ vật liệu và sản phẩm. Giúp đáp ứng việc xuất/nhập hàng một cách liên tục. Việc lưu trữ này giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong việc đối mặt với biến động thị trường, cân nhắc đầu ra và đầu vào cũng như quá trình sản xuất. 
    3. Hỗ trợ quá trình logistics ngược: Việc xử lý sản phẩm lỗi, vật liệu và bao bì thông qua việc tái chế giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. 
    4. Xây dựng uy tín cho doanh nghiệp: Khi hàng hóa được lưu trữ trong nhà kho, chất lượng của chúng được đảm bảo cho đến khi đến tay khách hàng. Điều này giúp củng cố uy tín của doanh nghiệp và xây dựng niềm tin từ khách hàng.

    5 nguyên tắc thiết kế nhà kho là gì?

    Với sự quan trọng của kho xưởng, việc thiết kế đóng một vai trò quan trọng và không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng. Dưới đây là 5 nguyên tắc cần nhớ khi thiết kế nhà kho: 

    Xác định mục tiêu xây dựng nhà kho

    Trước hết, cần xác định mục đích xây dựng và sử dụng. Bằng cách xác định rõ mục tiêu, việc thiết kế và xây dựng sẽ đáp ứng đúng nhu cầu thực tế và tránh lãng phí. Mỗi doanh nghiệp có mục tiêu riêng, vì vậy hãy dựa vào mô hình và loại hàng hóa để xác định. 

    Một số yếu tố sẽ bị ảnh hưởng từ mục đích xây dựng nhà xưởng bao gồm diện tích để lưu trữ hàng hóa, hệ thống lối đi, cấu trúc kho hàng, phân khu theo sản phẩm,…

    Lựa chọn vị trí kho xưởng

    Khi xây dựng hệ thống kho xưởng, cần xác định vị trí sao cho thuận tiện cho việc di chuyển. Ví dụ, gần dịch vụ chuyển phát, gần nơi cho thuê xe hoặc thuê nhân công. Xác định vị trí xây dựng nhà kho sẽ đảm bảo quá trình tháo dỡ và di chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

    Bố trí khu vực trong nhà kho


    Sắp xếp hàng hóa trong nhà kho một cách hợp lý sẽ giúp quản lý và tìm kiếm hàng hóa dễ dàng và tiện lợi hơn. Khi thiết kế nhà kho, cần đáp ứng các yếu tố sau:

    • Bố trí không gian trong nhà kho sao cho các loại hàng hóa không giao nhau, tránh tình trạng chồng chéo gây khó khăn cho việc xuất/nhập hàng hóa.
    • Kích thước các kệ hàng trong nhà kho cần phù hợp với tải trọng, số lượng hàng hóa cần lưu trữ và vận hành.
    • Khu vực sản xuất hàng hóa cần thiết kế một chiều thông suốt từ khu cung cấp nguyên liệu đến khu hoàn thành sản phẩm.
    • Kho lưu trữ cần được thiết kế an toàn, đảm bảo hàng hóa được lưu trữ cẩn thận, tránh hư hỏng và không gặp phải sự cố.

    Đảm bảo kết cấu và cấu trúc chắc chắn cho nhà kho

    Để quá trình lưu trữ hàng hóa thuận tiện và không gặp sự cố, đơn vị thiết kế nhà kho cần chú ý đến kết cấu kho chứa và đảm bảo tính chắc chắn, an toàn.

    Lưu ý về hệ thống thông gió và chiếu sáng

    Hệ thống thông gió và chiếu sáng là hai yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà kho. Đảm bảo có đủ ánh sáng tự nhiên và hệ thống thông gió tốt sẽ giúp duy trì chất lượng hàng hóa và tạo môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên. 

    Hệ thống thông gió cần được thiết kế sao cho có sự lưu thông không khí tốt và hạn chế tối đa tình trạng ẩm ướt hoặc nhiệt độ quá cao trong kho. Hơn nữa, cần xem xét việc sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo để đảm bảo đủ ánh sáng trong toàn bộ không gian nhà kho.

    Tình hình bất động sản nhà kho hiện nay

    Sự phát triển của thương mại điện tử đã thúc đẩy nhu cầu về bất động sản nhà kho, đặc biệt là các kho xưởng xây sẵn. Giúp cho các công ty giao hàng nhanh hơn bằng cách đặt kho hàng gần hơn với người tiêu dùng. 

    Theo một báo cáo của Cushman & Wakefield Việt Nam, thị trường nhà xưởng và nhà kho xây sẵn tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam đang có tốc độ tăng trưởng khả quan. Tổng diện tích nhà xưởng xây sẵn đạt 4,14 triệu m2, trong khi diện tích nhà kho xây sẵn đạt 3,52 triệu m2. 

    Giá thuê trung bình cho nhà xưởng là 4,7 USD/m2/tháng (tương đương 107.000 đồng), giảm 1% theo quý nhưng tăng 4% theo năm. Giá thuê cho nhà kho là 3,9 USD/m2/tháng (tương đương 90.000 đồng), tăng 1% theo quý và tăng 5% theo năm. 

    Tỷ lệ lấp đầy của nhà xưởng xây sẵn đạt 94% tính đến quý 1/2022, tăng 23% so với quý trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Điều này được thúc đẩy bởi các thương vụ từ ngành sản xuất dệt may và linh kiện điện tử tại Bình Dương và Đồng Nai. 

    Đối với nhà kho xây sẵn, tỷ lệ lấp đầy đạt 93%, tăng 7% so với quý trước và tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Các giao dịch thuê nhà kho đến từ ngành thương mại điện tử, dịch vụ logistics (3PL) và bán lẻ. 

    >> Xem thêm bài viết Khu công nghiệp là gì? Những quy định mới nhất về khu công nghiệp cần lưu ý năm 2024

    Chia sẻ.
    error: Nội dung này đã được bảo vệ!!