Hiểu được cách tính mét vuông (m2) khi thi công nhà ở hay các công trình tương tự khác sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và công sức. Trong bài viết sau đây, Radanhatdat.vn sẽ giúp bạn hiểu và nắm được các công thức tính m2 theo quy chuẩn hiện nay khi xây dựng nhà ở dân dụng.
Đơn vị đo lường mét vuông (m2) là gì?
Mét vuông (m2) là một trong những đơn vị được dùng để đo diện tích. Nó xuất phát từ toán học dùng để đo độ lớn của bề mặt vật thể. Đa phần, đơn vị m2 được dùng để đo lường:
- Diện tích đất xây dựng
- Tính toán các thành phần bên trong công trình xây dựng
- Diện tích sửa chữa cải tạo nhà ở,…
Tùy thuộc vào yêu cầu đo lường và diện tích các công trình, bạn có thể quy đổi M2 thành các đơn vị khác như: cm², hm², dm², dam², hoặc km².
Tại sao đo lường và tính diện tích đất lại quan trọng?
Diện tích đất xây dựng là phần diện tích sở hữu của công trình bao gồm cả tường bao xung quanh. Được tính bằng đơn vị mét vuông (m2). Việc tính toán trước diện tích xây dựng sẽ giúp:
- Dự trù được chi phí xây dựng
- An tâm về bảng giá nhà thầu đưa ra
- Tiết kiệm được chi phí, tránh các phát sinh về sau
Cách tính mét vuông (m2) xây dựng theo quy chuẩn
Diện tích xây dựng phần thô được tính bằng tổng diện tích sàn. Tuy nhiên, cần phải chia công trình xây dựng ra thành nhiều phần và quy đổi từ phân đó sang mét vuông. Khi đã được quy đổi ra thành những con số cụ thể, ta có thể dựa trên bảng báo giá của đơn vị thầu và nhân lên. Radanhadat.vn sẽ chia sẻ cách tính mét vuông từng hạng mục cụ thể như sau:
Sàn xây dựng
M2 sàn xây dựng = chiều dài x rộng
Để tính được tổng m2 sàn xây dựng thì cần tính tổng diện tích các mặt sàn xây dựng trong công trình thì mới có thể đưa ra được tổng mét vuông sàn chính xác nhất.
VD: Một khu nhà có diện tích đất là 100m2, công trình xây dựng là 1 trệt 2 lầu thì công thức tính như sau:
Tổng m2 sàn = 100×3 = 300m2
Phần móng
Móng là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng trong mỗi công trình. Nó chịu lực toàn bộ cho các hạng mục trên. Tùy theo từng loại móng mà chúng ta có thể áp dụng cách tính mét vuông khác nhau, thông thường sẽ bằng 20 – 100% diện tích tầng trệt. Cụ thể:
- Móng cọc: bằng 20 – 40% diện tích tầng trệt
- Móng băng: khoảng 50% diện tích tầng trệt
- Móng bè: bằng 80-100% diện tích của tầng trệt.
Một số điểm bạn cần lưu ý khi tính mét vuông phần móng:
- Nếu diện tích sàn <150m2 thì đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép ép tải bằng 40% diện tích, diện tích sàn >150m2 tính 30% diện tích.
- Đài móng trên nền cọc khoan nhồi và cọc bê tông cốt thép ép neo được tính 40% diện tích.
Tầng hầm
Phần hầm là kết cấu sâu xuống dưới đất. Mục đích của thiết kế tầng hầm thường là để chứa đồ hay làm gara. Đặc biệt, phần này không bắt buộc phải có khi xây nhà ở hay các công trình dân dụng. Công thức tính mét vuông tầng hầm cụ thể như sau:
- Tầng hầm <1.3m thì bằng 150% diện tích tầng trệt
- Tầng hầm >1.3m và <1.7m thì bằng 170% diện tích tầng trệt
- Tầng hầm >1.7m và <200m thì bằng 200% diện tích tầng trệt
- Tầng hầm >200m thì bằng 250% diện tích tầng trệt
Phần sân thượng
Công thức tính m2 phần sân thượng được chia thành 2 trường hợp như sau:
- Sân thượng có giàn làm bê tông, lát nền và xây tường bao cao 1m được tính bằng 75%-100% diện tích sàn.
- Sân thượng chỉ lát nền và xây tường bao cao 1m thì được tính bằng 50% diện tích sân.
Phần mái
Công thức tính m2 phần mái tương tự với phần móng nhà. Với mỗi thiết kế mái sẽ có cách tính khác nhau. Hiện nay phổ biến các loại mái sau đây:
- Mái bê tông cốt thép được tính bằng 50% diện tích sàn xây dựng.
- Mái tôn thường được tính bằng 15% và tôn PU giả ngói là 30% diện tích sàn xây dựng.
- Mái ngói sử dụng kèo sắt được tính bằng 70% diện tích sàn xây dựng.
- Ngói bê tông cốt thép được tính bằng 100% diện tích mặt nghiêng.
Các hạng mục phát sinh khác
- Phần sân: Nếu có móng sẽ được tính bằng 70% diện tích xây dựng, nếu không móng thì bằng 50%.
- Phần ô trống: Thường sẽ bằng 100% diện tích xây dựng nếu ô trống <8m2. Nếu ô trống >8m2 thì được tính bằng 50%.
- Lát đá cầu thang: Bằng tổng diện tích mặt bậc, cổ bậc, chiếu nghỉ và phần len phía chân tường.
- Phòng: Được tính bằng công thức chiều dài nhân chiều rộng. Phần này sẽ phục vụ cho việc lát nền và trang trí phòng.
Phần trang trí sân vườn bên ngoài không nằm trong diện tích đã được tính ở trên. Nếu công trình của bạn có thêm phần phụ trợ này sẽ có cách tính khác nhau tùy trường hợp. Với một số công trình đặc biệt như biệt thự, khách sạn,… sẽ có cách tính mét vuông khác. Bạn hãy làm việc trực tiếp với nhà thầu để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn.
Kết luận
Như vậy, Radanhadat.vn đã hướng dẫn bạn cách tính mét vuông xây dựng chi tiết trong bài viết trên đây. Tuy nhiên, các công thức này chỉ mang tính chất tham khảo và còn tùy theo từng hình dạng công trình và nhà thầu của bạn tính như thế nào. Hãy gặp mặt họ trực tiếp để được giải đáp và tìm phương án thi công tối ưu, tiết kiệm nhất nhé!
>> Xem thêm: 2 cách tính bậc cầu thang trong xây dựng chuẩn phong thủy