Shophouse đang trở thành hiện tượng đầu tư thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Trước khi quyết định đầu tư, điều quan trọng là phải hiểu rõ shophouse là gì – để có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định sáng suốt. Nắm bắt được đặc điểm và tiềm năng của loại hình này sẽ giúp nhà đầu tư tận dụng được cơ hội và tối đa hóa lợi nhuận.
Shophouse là gì?
Khái niệm shophouse
Shophouse, hay còn gọi là nhà phố thương mại, là mô hình nhà ở hiện đại kết hợp với kinh doanh thương mại. Với thiết kế thông minh và đa chức năng, shophouse đã nhanh chóng trở thành xu hướng đầu tư hấp dẫn. Đây là loại hình bất động sản vừa có thể sử dụng để kinh doanh, vừa để ở, hoặc cho thuê để sinh lời.
Đặc điểm nổi bật của shophouse
- Vị trí đắc địa: Shophouse thường được xây dựng liền kề dọc các tuyến đường chính hoặc các khu phố sầm uất, với số tầng phổ biến từ 2 đến 4 tầng. Ví dụ điển hình là khu dân cư Cityland tại Gò Vấp, TP.HCM.
- Thiết kế đa năng: Tầng trệt của shophouse thường được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh như quán cà phê, nhà hàng, văn phòng, cửa hàng, tiệm buôn bán, v.v. Các tầng trên được thiết kế để ở, tạo nên sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian sống và kinh doanh.
Phân loại shophouse
Shophouse hiện nay được chia thành hai loại hình chính: shophouse khối đế và shophouse nhà phố thương mại thấp tầng. Mỗi loại hình có đặc điểm riêng, phục vụ cho các nhu cầu đầu tư và sử dụng khác nhau.
- Shophouse khối đế: Shophouse khối đế nằm ở các tầng thấp của tòa chung cư, từ tầng 1 đến tầng 5, với thời hạn sử dụng 50 năm. Trong thời gian này, nhà đầu tư có thể sử dụng không gian này cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sau 50 năm, quyền sử dụng sẽ được trả lại cho chủ đầu tư. Loại hình này không dùng để ở, do đó, không có các giấy tờ tạm trú hay tạm vắng.
- Shophouse nhà phố thương mại thấp tầng: Được xây dựng dọc theo các trục đường phố chính hoặc khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch. Loại hình này có quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài, giống như các căn biệt thự.
- Với diện tích từ 85m2 đến 250m2, shophouse thấp tầng không chỉ là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động kinh doanh mà còn cung cấp không gian sống tiện nghi, hiện đại. Thường được xây dựng từ 4 đến 5 tầng, các tầng dưới cùng dành cho kinh doanh, trong khi các tầng trên được thiết kế cho mục đích sinh hoạt gia đình.
Pháp lý của shophouse ra sao?
Thời hạn sử dụng shophouse
Căn cứ theo quy định tại Điều 125-126 Luật Đất đai 2013 thì tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất mà thời hạn sử dụng của shophouse sẽ là khác nhau theo đó:
– Shophouse có thời hạn gian ổn định và lâu dài nếu được xây dựng trên đất ở.
– Shophouse sẽ có thời gian sử dụng là 50 năm nếu shophouse nằm trong vị trí lô đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư.
Shophouse có sổ đỏ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Đồng thời khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch như sau:
“Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.”
Theo đó, chủ đầu tư khi chuyển nhượng shophouse cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Do đó, shophouse được cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) và đây cũng là điều kiện bắt buộc phải có khi thực hiện hoạt động chuyển nhượng shophouse, nếu không có giấy chứng nhận thì sẽ không được chuyển nhượng, tặng cho.