Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp là vấn đề quan trọng đối với nhiều người dân. Khi đất nông nghiệp bị nhà nước thu hồi để phục vụ cho các mục đích khác nhau, việc xác định chính xác giá trị bồi thường là điều cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện được đền bù và các tính giá đền bù khi đất nông nghiệp bị thu hồi.
Đất nông nghiệp là gì? Bao gồm những loại nào?
Đất nông nghiệp là loại đất được nhà nước giao cho người dân nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp như: chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng… Đất nông nghiệp bao gồm các nhóm đất sau:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
Ngoài ra, còn có các loại đất nông nghiệp khác như:
- Đất sử dụng để chăn nuôi, chuồng trại gia cầm, gia súc;
- Đất xây dựng nhà kính hoặc trồng trọt cây không trên đất.
- Đất chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản phục vụ mục đích nghiên cứu thí nghiệm, học tập.
- Đất ươm cây giống, trồng hoa, nuôi con giống.
Điều kiện được đền bù khi đất nông nghiệp bị thu hồi
Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013, khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp vì mục đích an ninh, quốc phòng hoặc phát triển kinh tế – xã hội, người dân sẽ được bồi thường. Dưới đây là điều kiện được nhận đền bù khi đất nông nghiệp bị thu hồi.
Đối với cá nhân, hộ gia đình
- Các cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất và không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn với đất hợp lệ.
Đối với người Việt đang định cư ở nước ngoài
- Thuộc diện đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp chi tiết
Nếu nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và không thể bồi thường lại bằng diện tích đất nông nghiệp khác thì người dân sẽ được bồi thường bằng tiền. Giá đất bồi thường dựa trên bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Theo đó, cách tính giá đền bù đất nông nghiệp sẽ áp dụng theo công thức sau:
Giá đền bù đất nông nghiệp = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x giá đền bù (VNĐ/m2).
Trong đó:
Giá đền bù = Giá đất đã được quy định trong bảng giá đất x Hệ số tăng/giảm đất nông nghiệp theo từng năm x Hệ số điều chỉnh khác nếu có.
Bảng giá đền bù đất nông nghiệp ở Hà Nội và TP. HCM
Do khác biệt về đặc thù kinh tế, xã hội cũng như địa lý của từng khu vực mà mức giá đền bù đất nông nghiệp sẽ khác nhau. Các tỉnh thường xây dựng khung giá đền bù đất dựa vào Luật Đất đai 2013. Tuy nhiên, một số địa phương có thể áp dụng bảng giá cao hơn. Do đó, để biết được giá đền bù cho mảnh đất nông nghiệp bị nhà nước thu hồi, bạn có thể tới văn phòng địa chính địa phương để tra cứu bảng giá.
Dưới đây là cập nhật bảng giá đền bù đất nông nghiệp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà bạn có thể tham khảo!
Bảng giá đền bù đất nông nghiệp ở Hà Nội
Loại đất |
Giá đền bù |
Mức đền bù tối đa |
Đất nông nghiệp chuyên trồng cây hoặc trồng lúa lâu năm |
50.000 VNĐ/m2 |
Không vượt quá 250.000.000 VNĐ/chủ sở hữu |
Đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc cây lâu năm |
35.000 VNĐ/m2 |
Không vượt quá 250.000.000 VNĐ/chủ sở hữu |
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất bị thu hồi dưới 1ha |
25.000 VNĐ/m2 |
Không vượt quá 500.000.000 VNĐ/chủ sở hữu |
Đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng bị thu hồi trên 1ha |
7.500 VNĐ/m2 |
Không vượt quá 500.000.000 VNĐ/chủ sở hữu đất |
Lưu ý: Bảng giá đền bù đất nông nghiệp tại Hà Nội trên dựa theo Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019.
Bảng giá đền bù đất nông nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh
Loại đất |
Mức giá đền bù |
Đất nông nghiệp trồng cây chuyên canh hàng năm hoặc lâu năm |
40.000 – 50.000 VNĐ/m2 |
Đất nuôi trồng thủy hải sản chuyên canh |
50.000 VNĐ/m2 |
Đất nuôi trồng thủy hải sản bán chuyên canh |
30.000 VNĐ/m2 |
Đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất bị thu hồi trên 1ha |
7.500 VNĐ/m2 |
Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất |
25.000 VNĐ/m2 |
Đất làm muối |
11.400 VNĐ/m2 |
Lưu ý: Bảng giá đền bù đất nông nghiệp trên căn cứ vào Khoản 2 Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND của TP. Hồ Chí Minh.
Giải đáp một số thắc mắc về đền bù đất nông nghiệp
Bên cạnh cách tính giá đền bù đất nông nghiệp thì không ít người dân cũng quan tâm đến thời điểm nhận được tiền đền bù cũng như các khoản hỗ trợ khác. Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc chi tiết!
Khi nào người dân nhận được tiền đền bù đất nông nghiệp?
Thời điểm nhận được tiền đền bù đất nông nghiệp thường được quy định cụ thể trong quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông thường, sau khi các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thu hồi đất được hoàn tất, bao gồm việc xác định giá trị đất, tài sản trên đất và các khoản hỗ trợ khác, người dân sẽ nhận được tiền đền bù. Tuy nhiên, thời gian cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và tiến độ thực hiện dự án.
Có phải trong mọi trường hợp đều được nhà nước đền bù đất nông nghiệp bằng tiền mặt?
Không phải trong mọi trường hợp nhà nước đều đền bù đất nông nghiệp bằng tiền mặt. Hiện nay, nhà nước đang có 2 hình thức đền bù là đền bù bằng đất và đền bù bằng tiền mặt.
- Người dân được đền bù bằng đất nghĩa là được địa phương bàn giao lại phần đất có cùng mục đích sử dụng với diện tích đất bị nhà nước thu hồi. Như vậy, khi người dân bị thu hồi đất nông nghiệp, địa phương sẽ tiến hành bàn giao một diện tích nông nghiệp tương đương ở vị trí khác.
- Trường hợp đất mới và đất cũ có sự chênh lệch về giá trị thì bên có liên quan sẽ thực hiện thanh toán bằng tiền bằng với phần chênh lệch đó.
- Trường hợp nếu địa phương không có quỹ đất nông nghiệp đủ để đền bù thì người dân sẽ được đền bù bằng tiền mặt.
Bên cạnh tiền đền bù đất người dân có được nhận thêm khoản hỗ trợ nào không?
Theo Khoản 2, Điều 83, Luật Đất đai 2013, sau khi người dân nhận được các khoản đền bù đối với đất nông nghiệp bị thu hồi thì vẫn có thể được xem xét nhận thêm các khoản hỗ trợ khác. Cụ thể:
- Hỗ trợ chi phí ổn định đời sống, sản xuất : Khoản phí này áp dụng với các chủ đất chỉ có thu nhập dựa vào sản xuất nông nghiệp trên phần đất bị thu hồi. Nhà nước sẽ chi trả thêm khoản này để người dân có thể nhanh chóng quay lại lao động, sản xuất nông nghiệp trên phần đất nông nghiệp mới được đền bù. Mức hỗ trợ sẽ được địa phương căn cứ vào mức thu nhập bình quân trên đất nông nghiệp bị thu hồi của người dân trong 3 năm liền kết nhất.
- Phí hỗ trợ đào tạo, đổi nghề và tìm việc : Trường hợp người dân bị thu hồi đất nông nghiệp và không có điều kiện để tiếp tục sản xuất thì địa phương sẽ tạo điều kiện để tìm việc làm, chuyển đổi nghề cho người dân. Dựa trên thực tế cuộc sống, UBND địa phương sẽ quyết định mức hỗ trợ cụ thể.
- Một số khoản hỗ trợ khác : Nếu người dân đang trực tiếp sản xuất trên phần đất nông nghiệp bị nhà nước thu hồi và không đủ điều kiện để nhận bồi thường đối với đất thì UBND địa phương có thể xem xét hỗ trợ thêm cho bà con. Khoản hỗ trợ này sẽ phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương.
Người dân có được thỏa thuận về mức giá đền bù đất nông nghiệp không?
Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp dựa trên giá đất cụ thể và do nhà nước quyết định. Điều này được quy định rõ tại Khoản 4, Điều 114, Luật Đất đai 2013. Do đó, người dân không có quyền tham gia thỏa thuận về giá đền bù cũng như các khoản hỗ trợ khác.
Trường hợp nào không được đền bù khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp?
Không phải tất cả các trường hợp đất nông nghiệp bị nhà nước thu hồi đều được đền bù. Dưới đây là các trường hợp đất nông nghiệp không được đền bù khi bị thu hồi:
- Đất nông nghiệp được nhà đất bàn giao cho người dân để quản lý.
- Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công của địa phương.
- Đất nông nghiệp được nhà nước cho thuê và thu tiền thuê đất hàng năm hoặc được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê.
- Đất nông nghiệp bị nhà nước thu hồi theo quy định.
- Đất nông nghiệp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trên đây là hướng dẫn cách tính giá đền bù đất nông nghiệp. Hiểu rõ điều kiện và cách tính giá tiền đền bù giúp người dân có thể chủ động bảo vệ quyền lợi của mình, đảm bảo được mức bồi thường hợp lý và công bằng. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn có thể liên hệ với các cơ quan quản lý địa chính tại địa phương để được giải đáp.