Các công trình giao thông TP.HCM 2024 được đánh giá là trọng điểm sẽ khởi công và dự kiến khánh thành, tạo động lực thúc đẩy hạ tầng giao thông và kinh tế xã hội.
Dự án Vành Đai 2
Vành đai 2 của TP.HCM đã được quy hoạch từ năm 2007 để giúp giải quyết và giảm áp lực vấn đề giao thông trong nội đô. Tổng chiều dài của dự án là 64km. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 14km chưa hoàn thành. Dự án này được triển khai dưới hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) với tổng vốn đầu tư hơn 2.700 tỉ đồng. Sau nhiều năm thi công, dự án vẫn còn nhiều hạng mục chưa hoàn thành, với sắt thép bị hoen gỉ và không có công nhân thi công nữa. Vành Đai 2 này cần giải tỏa khoảng 15,6 ha đất, ảnh hưởng đến gần 470 hộ dân và tổ chức. Đến nay, TP.Thủ Đức đã bàn giao khoảng 74% diện tích mặt bằng.
Ngoài phần dự án trên, còn có 3 đoạn khác chưa được đầu tư trong Vành Đai 2. Đoạn 1 có chiều dài 3,5km, từ cầu Phú Hữu trên đường Võ Nguyên Giáp. Và đã được HĐND TPHCM thông qua quyết định đầu tư vào tháng 9/2023. Dự kiến có tổng vốn đầu tư khoảng 9.328 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng ước tính là 6.675 tỉ đồng, được chi trả từ ngân sách TP.HCM.
Đoạn 4 dài 5,3km của Vành đai 2, nối Quốc lộ 1 qua đường Nguyễn Văn Linh, có tổng mức đầu tư 16.400 tỉ đồng. Sở GTVT TPHCM đã đề xuất phân làm hai giai đoạn để hoàn thành trước năm 2030. Đề xuất này bao gồm việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách hoặc huy động vốn bên ngoài.
Dự án Vành Đai 3
Là một trong những công trình giao thông TP.HCM 2024 có tác động lớn đến khu vực miền Nam ở nhiều khía cạnh. Tổng chiều dài của Vành Đai 3 là 92km (trừ đi 15,3km trùng với đường Mỹ Phước – Tân Vạn đã hoàn thành) để hình thành một tuyến đường dài 76,34km. Dự án đi qua các địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An.
Đường Vành Đai 3 TP.HCM được xem như một đường cao tốc đô thị, với bốn làn xe cơ giới và hai làn hỗn hợp hai bên, cho phép tốc độ tối đa lên đến 100km/h. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 75.378 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Dự án đã khởi công xây dựng toàn tuyến Vành Đai 3 vào tháng 6/2023, với tổng vốn đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ được hoàn thành vào 2025 và đưa vào sử dụng từ năm 2026.
Cầu Thủ Thiêm 4
TP.HCM dự kiến khởi công Cầu Thủ Thiêm 4 với chiều dài 2,1km qua sông Sài Gòn vào năm 2025 để kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị mới Nam Thành phố. Dự án này sẽ giúp giảm áp lực giao thông cho các tuyến đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tất Thành, cầu Khánh Hội, nút giao thông Huỳnh Tấn Phát – đường Lưu Trọng Lư – đường Bến Nghé, và nút giao thông Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh. Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ có 6 làn xe (4 làn cơ giới và 2 làn thô sơ), trong đó phần cầu chính dài 1,6km. Tốc độ cho phép di chuyển là 60km/h.
Dự án sẽ bắt đầu từ giao lộ cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh (1), tiếp tục theo đại lộ Nguyễn Văn Linh, rẽ trái tại ngã tư Huỳnh Tấn Phát (2) để nối vào đường Lưu Trọng Lư (Quận 7). Sau đó, công trình sẽ đi qua khu cảng Tân Thuận và vượt qua sông Sài Gòn để kết nối với Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại giao lộ đường Nguyễn Cơ Thạch – Bùi Thiện Ngộ. Các cầu vượt sẽ được xây dựng tại các nút giao (1) và (2).
Metro Số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)
Tuyến Metro Số 1 (đoạn từ Bến Thành đến Suối Tiên) là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại TP.HCM. Dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2024, do công ty Hitachi là nhà thầu chính Với tổng mức đầu tư lên đến hơn 43.700 tỷ đồng và có chiều dài khoảng 20km.
Sau khi hoàn thành tuyến này, sẽ tiếp tục tiến hành giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật để chuẩn bị khởi công các gói thầu chính của tuyến Metro số 2 (đoạn từ Bến Thành đến Tham Lương) vào năm 2025.
Nhà Ga T3
Dự án này dự kiến có công suất phục vụ 20 triệu hành khách mỗi năm, bao gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi với tổng diện tích 112.000m2. Tổng mức đầu tư dự án gần 11.000 tỉ đồng, chủ đầu tư là ACV và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 6/2025.
Nhà ga này được thiết kế tích hợp nhiều công nghệ và tiện ích khác nhau, nhằm nâng cao trải nghiệm của hành khách và hướng tới mục tiêu trở thành một “thành phố hàng không”. Nhà ga được xây dựng theo mô hình tuyến tính tương đồng với nhà ga hiện tại, được chia thành hai khu vực riêng biệt để phục vụ các chuyến đi và chuyến đến.
Nhà ga này dự kiến có 90 quầy thủ tục hàng không truyền thống. Cùng với 20 quầy tự động bagdrop để thả hành lý và 42 ki-ot check-in. Ngoài ra, còn có 27 cửa ra tàu bay, 6 khu xử lý hành lý đi và 10 khu trả hành lý đến, cùng với 25 cửa kiểm soát an ninh phục vụ hành khách.
Theo báo cáo của Bộ GTVT và chủ đầu tư, hiện dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trên diện tích hơn 16ha theo nghị quyết của Chính phủ về việc tháo gỡ vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng cho dự án.
Nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ
TP.HCM vừa thông báo rằng nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ sẽ bị đóng trong 240 ngày để phục vụ công tác thi công hầm chui HC1 và đường hầm kín K1T/K3T của hầm chui HC2. Công trình này thuộc Dự án hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ và có tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 830 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2024.
Liên danh trúng thầu gói thầu thi công cho nhà ga T3 Tân Sơn Nhất gồm Tổng công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Cổ phần Xây dựng số 1, Tổng công ty Cổ phần Xây dựng 319 (thuộc Bộ Quốc phòng), Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng RICONS và Công ty TNHH Xây dựng Lưu Nguyễn.
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
Được đánh giá là dự án trọng điểm của loạt công trình giao thông TP.HCM 2024, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025 và bắt đầu hoạt động từ năm 2027. Dự án này sẽ đóng góp một phần quan trọng vào nguồn thu ngân sách với số tiền hàng chục ngàn tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư cho dự án này ước tính khoảng 129.000 tỷ đồng (tương đương 5,5 tỷ USD).
Kết luận
Tình hình khởi công và tiến độ xây dựng của loạt công trình kể trên đang nhận được nhiều sự quan tâm từ những nhà đầu tư bất động sản và cả người dân. Bởi các bất động sản gần những công trình giao thông trọng điểm thường có tiềm năng phát triển và gia tăng giá trị nhờ vào vị trí thuận lợi để di chuyển qua các khu vực lân cận và tiện ích xung quanh (cửa hàng, nhà hàng, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học,…) mà chúng mang lại.
>> Xem thêm: