Trong những năm trở lại đây, những cơn sốt đất đến rồi đi nhanh chóng và để lại nhiều hệ lụy. Để không bị cuốn vào đó, các nhà đầu tư cần tỉnh táo và tìm hiểu kỹ trước các chiêu trò của “cò” đất. Cùng Radanhadat.vn đi tìm lời giải mã cho cơn sốt đất ảo là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sốt đất ảo?… ngay trong bài viết sau đây.
Sốt đất ảo là gì?
Cụm từ sốt đất ảo được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây. Có thể hiểu đơn giản đây là tình trạng giá đất không ngừng tăng đột biến trong thời gian rất ngắn nhưng nhu cầu mua trên thị trường thì hoàn toàn không có thật.
Những khu đất nền bị bỏ hoang hoặc tạo ra nhiều giá trị, thường bị môi giới, cò đất thổi phồng giá hoặc đầu cơ mà không có mục đích kinh doanh, sử dụng cụ thể. Tình trạng này xảy ra khi thông tin bị thổi phồng quá mức và khiến kỳ vọng giá đất tăng cao nhưng giá trị hoàn toàn là ảo, không hề có cơ sở.
Nguyên nhân tạo nên cơn sốt đất ảo là gì?
Radanhadat.vn đã tổng hợp 1 số nguyên nhân phổ biến tạo nên sốt đất ảo:
Do thông tin quy hoạch, đầu tư mới
Kể từ khi dịch bệnh được kiểm soát và nền kinh tế mở cửa, các địa phương đã công bố kế hoạch triển khai đầu tư hạ tầng, quy hoạch dự án mới, thì các nhà đầu tư bắt đầu triển khai chiến lược đón đầu. Họ đổ xô vào những khu vực xuất hiện thông tin quy hoạch khiến giá trị bất động sản ở những khu vực này bị đẩy lên cao.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng bắt đầu mở rộng phát triển các khu công nghiệp mới nhằm mục đích thu hút nguồn vốn FDI, phục hồi nền kinh tế,… Điều này đã tác động mạnh tới tâm lý nhà đầu tư, khiến họ đổi hướng tập trung tìm kiếm các quỹ đất, sản phẩm để tận dụng tiềm năng sinh lời trong tương lai gần.
Do nguồn đầu tư bất động sản tăng mạnh
Lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng hiện ở mức rất thấp trong khi việc đầu tư mới hay mở rộng kinh doanh rất hạn chế. Do đó, kể từ khi bùng phát dịch bệnh khiến dòng tiền nhàn rỗi chảy vào các kênh đầu tư đang nóng như thị trường bất động sản.
Đáng chú ý là giai đoạn cuối năm 2021, do sự tăng trưởng ‘chóng mặt’ của thị trường chứng khoán, xuất hiện lượng lớn dòng tiền đổ vào bất động sản. Tuy nhiên, trong số những người tham gia đầu tiên thì có không ít nhà đầu tư “lướt sóng”, dòng vốn đầu tư cũng mang tính chất ngắn hạn để lấy lãi.
Do nguồn cung khan hiếm
Năm 2021, các dự án bất động sản mới được cấp phép xây dựng liên tục giảm khiến nguồn cung bất động sản ngày một hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư, mua nhà ở,… nguồn vốn chảy vào bất động sản lại không ngừng tăng lên.
Ngoài ra, giá nguyên vật liệu, trong đó thép và xi măng cũng tăng mạnh khiến giá nhà tăng nhanh. Thêm vào đó là các rào cản từ yếu tố pháp lý, sự mất cân đối cung – cầu, ôm hàng, làm giá,…. khiến mặt bằng giá chung liên tục bị đẩy lên cao.
Hệ lụy từ sốt đất ảo
Cơn sốt đất ảo mang đến những tác hại cho nền kinh tế nước nhà và việc giá cả tăng vọt khó kiểm soát. Theo các chuyên gia BĐS, giá nhà đất tăng cao khiến việc nhu cầu mua nhà của người dân ngày càng khó khăn. Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ trầm lắng cho nền kinh tế và khó khăn trong việc thực thi chính sách phát triển nhà ở mới của Chính phủ. Nghiêm trọng hơn là nguy cơ gây ra khủng hoảng tài chính.
“Việc hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, đô thị được đầu tư, phát triển nhanh hiện nay làm tăng giá trị của đất đai, đấy là nguyên lý của thị trường. Tuy nhiên, mức tăng giá đất hiện nay đang không tương thích với mức độ tăng đầu tư. Sự tăng giá mạnh của nhà đất trong thời gian ngắn có “độ ảo”, có những nơi giá tăng như “dựng đứng” không đúng với giá trị thật và tiềm ẩn nguy cơ bong bóng. Người đầu tư thật ít tham gia mà phần lớn là ‘cò đất’ bán đi bán lại qua tay. Điều này tạo ra hiện tượng sốt đất, nhưng người mua thật ít.”
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết
Dấu hiệu nào nhận biết sốt đất ảo?
Sốt đất ảo hình thành từ những thông tin không rõ ràng hoặc truyền đạt từ những cơ sở chưa chắc chắn. Mặt bằng giá BĐS liên tục tăng do tâm lý đám đông, dẫn đến nhiều nhu cầu ảo xuất hiện.
Những nơi sốt đất ảo thường có quy trình đặt cọc phức tạp hơn rất nhiều. Người đầu tiên đặt cọc mua của chủ đất và lập tức bán cho người thứ hai bằng hình thức ký hợp đồng nhận cọc để chốt lời nhanh vì giá đất tăng mạnh trong thời gian ngắn. Các nhà đầu tư tiếp theo (thứ cấp thứ ba, tư, năm,…) cứ mua bán theo hình thức đặt cọc này khiến cho giá đất leo thang. Vòng tròn mua bán bất thường này cứ tiếp diễn không ngừng khiến giá đất cứ tăng liên tục và bị phá vỡ khi giá chững lại hoặc sụt giảm.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng sốt đất ảo?
Các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần siết chặt, tăng cường giám sát thị trường nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng thông tin quy hoạch để đẩy giá cao ngất ngưỡng nhằm thu lợi bất chính. Quản lý chặt chẽ các hoạt động mua bán, chuyển nhượng và đầu tư BĐS, đất nền, nhà ở.
Các cơ quan địa phương không ký hoặc xác nhận bất kỳ hoạt động mua bán, chuyển nhượng BĐS nào bằng giấy tay, chưa có giấy tờ hợp pháp theo quy định. Đây là việc làm rất cấp thiết nhằm phòng ngừa các trường hợp đầu cơ trục lợi làm lũng đoạn thị trường.
Cấp thiết sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành và ban hành thêm quy định mới nhằm đưa các hoạt động kinh doanh BĐS vào nề nếp, trung thực.
Kết luận
Như vậy, Radanhadat.vn đã giải thích chi tiết sốt đất ảo là gì, nguyên nhân gây ra cơn sốt đất ảo và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cái nhìn tổng quan và giúp bạn có chiến lược đầu tư hợp lý, hiệu quả.
>> Xem thêm: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai có được không? Cần điều kiện gì?