Để giải quyết triệt để vấn đề tắc nghẽn giao thông, Quyết định số 568/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 8 tháng 4 năm 2013, nhằm phê duyệt kế hoạch điều chỉnh phát triển hệ thống giao thông vận tải tại TP.HCM đến năm 2020 và định hình cho tương lai sau 2020. Sau đây, hãy cùng Radanhadat tìm hiểu toàn cảnh về metro TP.HCM và những tác động tích cực của công trinh giao thông này tới diện mạo ngành bất động sản.
Hệ thống giao thông hiện đại sắp triển khai tại TPHCM
08 tuyến tàu điện xuyên tâm và vành khuyên nội đô
Dự kiến sẽ triển khai 08 tuyến đường sắt chính, kết nối các khu trung tâm của thành phố, với phần lớn đường đi sẽ được xây dựng dưới lòng đất ở khu vực nội đô:
- Tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên, dài khoảng 19,7 km; có kế hoạch mở rộng đến thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương, cụ thể:
- Mở rộng tới thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, từ ga Suối Tiên theo quốc lộ 1 đến ngã 3 Chợ Sặt.
- Mở rộng tới Bình Dương, từ ga Suối Tiên qua Mỹ Phước – Tân Vạn – Đường XT1 đến ga trung tâm Bình Dương.
- Tuyến số 2: từ Tây Bắc (Củ Chi) qua quốc lộ 22 – Bến xe Tây Ninh – Trường Chinh đến Bến Thành – Thủ Thiêm, dài khoảng 48,0 km.
- Tuyến số 3a: Bến Thành đi qua Phạm Ngũ Lão – Ngã 6 Cộng Hòa – Hùng Vương đến Depot Tân Kiên, dài khoảng 19,8 km. Dự án cũng nghiên cứu mở rộng đến Tân An (Long An).
- Tuyến số 3b: Ngã 6 Cộng Hòa – Nguyễn Thị Minh Khai đến Hiệp Bình Phước, dài khoảng 12,1 km, với kế hoạch kết nối đến Thủ Dầu Một (Bình Dương).
- Tuyến số 4: Thạnh Xuân – Hà Huy Giáp – Bến Thành đến Hiệp Phước, dài khoảng 36,2 km.
- Tuyến số 4b: từ Ga Công viên Gia Định đến Ga Lăng Cha Cả (tuyến số 5), dài khoảng 5,2 km.
- Tuyến số 5: từ Bến xe mới Cần Giuộc đến cầu Sài Gòn, dài khoảng 26,0 km.
- Tuyến số 6: Bà Quẹo – Âu Cơ đến Vòng xoay Phú Lâm, dài khoảng 5,6 km.
Dự án bao gồm việc xây dựng 07 Depot với tổng diện tích khoảng 158,2 ha, bao gồm: Suối Tiên, Tham Lương, Tân Kiên, Hiệp Bình Phước, Thạnh Xuân, Nhà Bè, và Đa Phước, cùng các ga trung tâm và ga trung gian.
Các tuyến đường sắt đô thị khác:
Triển khai 03 tuyến xe điện mặt đất hoặc Monorail, bao gồm:
- Tuyến xe điện mặt đất số 1: từ Ba Son đến Bến xe Miền Tây hiện hữu, dài khoảng 12,8 km.
- Tuyến Monorail số 2: Từ Quốc lộ 50 (quận 8) đi qua Nguyễn Văn Linh, Trần Não, đến Xuân Thủy (quận 2) và kết thúc tại khu đô thị Bình Quới (Thanh Đa – Bình Thạnh), dài khoảng 27,2 km. Dự kiến tuyến này sẽ kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 3a.
- Tuyến Monorail số 3: Bắt đầu từ ngã tư Phan Văn Trị – Nguyễn Oanh, đi qua Phan Văn Trị, Quang Trung và kết thúc tại ga Tân Chánh Hiệp, với tổng chiều dài khoảng 16,5 km.
Cùng với đó, dự án cũng dự kiến xây dựng 03 Depot dành cho các tuyến xe điện mặt đất hoặc Monorail tại các vị trí: Bến xe Miền Tây, đường Nguyễn Văn Linh, và đường Tân Chánh Hiệp, với tổng diện tích khoảng 13,9 ha. Điều này không chỉ nhằm phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại, mà còn góp phần giảm thiểu ùn tắc và ô nhiễm môi trường tại TP.HCM.
Tuyến metro là gì và đóng góp của Metro cho sự phát triển của thành phố
Tuyến Metro được hiểu là một loại hình vận tải đường sắt đô thị hiện đại, với khả năng hoạt động dưới lòng đất hoặc trên cao. Các tuyến Metro có khả năng vận hành liên tục và thường xuyên trong ngày, với các trạm dừng và nhà ga được thiết kế để thuận tiện cho việc lên xuống của hành khách, đảm bảo một dịch vụ vận tải nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Tại các nước phát triển, hệ thống metro hiện đại hóa đến mức việc quản lý và vận hành gần như không cần sự can thiệp trực tiếp từ con người. Hành khách có thể tự mua vé thông qua máy bán tự động, sử dụng thẻ điện tử để ra vào các ga một cách thuận lợi mà không cần qua quầy vé hay nhân viên kiểm soát. Điều này không chỉ tối ưu hóa quy trình vận hành mà còn tạo sự thuận tiện tối đa cho người dùng.
Ở TP.HCM, đô thị đông đúc và đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu về một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả và nhanh chóng là rất cao. Tình trạng ùn tắc giao thông đã trở thành một vấn đề nhức nhối, khiến cho việc xây dựng và phát triển các tuyến metro không chỉ là nhu cầu mà còn là yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển bền vững của thành phố. Người dân rất quan tâm tới thông tin toàn cảnh về metro TP.HCM và lạc quan vào sự thay đổi của thành phố khi có metro.
Hệ thống tàu điện ngầm, với 8 tuyến đã được chính phủ phê duyệt, dự kiến sẽ kết nối mọi quận huyện, giảm bớt áp lực cho hệ thống giao thông mặt đất và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người dân. Hai tuyến đầu tiên đang trong quá trình triển khai, Bến Thành – Suối Tiên và Bến Thành – Tham Lương, là bước khởi đầu quan trọng, tiếp theo đó, các tuyến khác sẽ được đẩy mạnh triển khai, hứa hẹn một tương lai giao thông mới mẻ và hiện đại cho TP.HCM.
Thông tin chi tiết về các tuyến metro đang triển khai tại TP.HCM
>> Xem chi tiết tại đây (link đang cập nhật)
Các câu hỏi thường gặp về Metro TP.HCM và tác động tới ngành bất động sản
Sau khi có cái nhìn toàn cảnh về metro TP.HCM, chúng ta hãy cùng khám phá chi tiết hơn về những thông tin xung quanh siêu dự án giao thông này.
(Nội dung đang cập nhật)
Câu hỏi về vận hành metro trong thời gian sắp tới
Bản đồ metro TPHCM
Có tàu điện ngầm tại TP.HCM không?
Có tàu điện trên cao tại TP.HCM không?
Hình ảnh mới nhất về nhà ga ngầm Bến Thành – Suối Tiên
Lộ trình, giá vé và bảng giờ tàu điện metro tại TP.HCM
Chạy thử metro TP.HCM có thành công hay không?
Về bất động sản hưởng lợi từ Metro TP.HCM
Các dự án bất động sản gần metro
Giá bán các dự án căn hộ ven tuyến metro 1 (phần 1)
Danh sách và cập nhật giá 20 dự án lớn hưởng lợi từ Metro
Các nội dung này sẽ được cập nhật đầy đủ trong Serie chuyên đề Metro. Hãy thường xuyên ghé đọc Radanhadat.vn để biết thêm chi tiết.